Ðoàn kịch II Nhà hát Tuổi trẻ vừa ra mắt chùm hài kịch đặc sắc "Ðời cười 11" với chủ đề "Chạy... chọt" của tác giả Lê Thanh Lê, do NSND Lê Hùng đạo diễn.

Xoay quanh những tình huống bi hài trong đời sống, từ gia đình tới xã hội, chùm hài kịch phê phán "guồng quay" đến chóng mặt của vấn nạn đút lót, hối lộ để mưu cầu những lợi ích riêng trong công việc chung.

"Ðời cười 11" gồm bốn tiểu phẩm, được dàn dựng với phong cách dí dỏm và hài hước, cuốn hút của đạo diễn, NSND Lê Hùng. Tiểu phẩm đầu Chạy... chức được sáng tác dựa trên cảm hứng từ một tình huống hài trong trích đoạn sân khấu chèo truyền thống Việc làng. Nhưng ở đây, lối dàn dựng của đạo diễn và diễn xuất của các nghệ sĩ sân khấu kịch nói đã mang lại cho người xem những nụ cười đầy thâm thúy khi được chứng kiến việc các hương chức ở làng nọ thi nhau chạy chức để lên quan. Hài hước là các hương chức làng đều mắc phải khiếm khuyết, kẻ thì mù, người thì điếc, người lại câm... Với mỗi người là một kiểu "chạy" lạ đời. Thông qua phê phán việc chạy chức, tiểu phẩm đã gióng lên lời cảnh báo về những người không đủ khả năng lãnh đạo mà vẫn háo danh, háo lợi và một ngày nào đó họ được "làm quan" thì điều gì sẽ xảy ra?

Tiểu phẩm thứ hai Chạy... trường lại đề cập về một vấn nạn bức xúc của xã hội hiện nay khi việc xin học cho con đang trở thành một nỗi khổ của không ít gia đình mỗi năm tới dịp... khai trường. Tái hiện cảnh thật bi hài  khi các ông bố, bà mẹ chen nhau xếp hàng, cãi cọ ầm ĩ  từ lúc gà gáy... rạng sáng để nộp đơn xin học cho con vào lớp mầm non vì sợ các cháu không có chỗ đi học. Thậm chí có cả cụ bà 80 tuổi vẫn còn phải đi "chạy điểm" cho chắt của mình được lên lớp. Tiểu phẩm hài thể hiện sự trăn trở về trách nhiệm của xã hội cho một thế hệ  tương lai của đất nước cần được vun đắp trọn vẹn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, chứ không phải chỉ là sự sắp đặt học hành  hình thức.

Một hiện tượng đầy nghịch cảnh, trớ trêu vẫn thường thấy xảy ra trong cuộc sống ở không ít làng quê Việt Nam, khi khách khứa được mời tới dự cùng thời điểm cả đám cưới và đám ma mà người  ta vẫn thường hay gọi là "cưới chạy... tang ".

Tiểu phẩm thứ ba Chạy... cưới đã kể về chuyện như vậy khi một gia đình nhà nọ, có ông nội sắp mất mà cháu trai lại phải cưới vợ ngay vì đã trót "ăn cơm trước kẻng". Những cảnh tượng bi hài tương phản của gia đình nhà trai buộc lòng phải thuê phường bát âm cùng một đám "hiếu, hỷ" thay nhau khi thổi kèn, lúc rước dâu. Ở đây trong tiếng cười còn có cả  niềm xót xa và suy ngẫm thật ý nhị về những hủ tục "ma chay, cưới giỗ".

Tiểu phẩm cuối cùng Chạy... nghèo xoay quanh những tình huống làm biến tướng các chính sách hỗ trợ kinh phí xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước nhằm tìm cách ăn chặn các chu cấp về địa phương. Những vị cán bộ lãnh đạo xã, thôn vì lợi ích cục bộ, đã bàn mưu tính kế để tìm mọi cách chạy cho địa phương mình được thuộc diện công nhận là xã nghèo để rồi dẫn tới các kết cục thật bi hài đáng trách.

Phê phán sâu cay mà lại hóm hỉnh và đôi khi trong tiếng cười còn có cả những giọt nước mắt ngậm ngùi, diễn xuất  sinh động của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem, đồng thời cũng đọng lại nhiều điều đáng suy nghĩ. Chương trình bắt đầu công diễn từ ngày 5-11 và sẽ biểu diễn tối 13-11 tại Nhà hát

TP Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nhà hát.

 

                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục