Đội cồng chiêng xã Văn Nghĩa thuộc CLB thơ Việt Nam huyện Lạc Sơn tập duyệt tiết mục văn nghệ phục vụ đại hội CLBTVN tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất.

Đội cồng chiêng xã Văn Nghĩa thuộc CLB thơ Việt Nam huyện Lạc Sơn tập duyệt tiết mục văn nghệ phục vụ đại hội CLBTVN tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất.

(HBĐT) - Không gian văn hóa Hòa Bình vốn được coi là cái nôi của một nền văn hóa lớn của đất nước: nền văn hóa Hòa Bình. Trong không gian văn hóa ấy có 6 trong số 54 hình thái văn hóa các dân tộc Việt Nam và được các nhà ngôn ngữ học chia ra thành 8 nhóm ngôn ngữ. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 3 nhóm gồm: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao. Cả ba nhóm này đều lâu đời và phát triển cả về viết và nói, song tiêu biểu nhất là nhóm Việt - Mường.

 

Thơ ca là sự “thăng hoa” của ngôn ngữ trong văn hóa viết và nói. Hai   dân tộc Việt - Mường đã để lại một  kho tàng đồ sộ về thơ ca Việt Nam     khởi đầu là thơ văn truyền miệng thành ca dao, tục ngữ, từ khi có chữ viết mới hình thành các dòng văn chương từ cổ điển đến hiện đại ngày nay.

 

Trong kho tàng đồ sộ đó có vị trí đáng kể của thơ ca Mường với trường ca “Đẻ đất - đẻ nước”, nhiều áng mo cổ của 4 Mường nổi tiếng Bi - Vang - Thàng - Động và rất nhiều thể loại dân ca như hát ru, hát ví, hát đúm, thường rang, bọ mẹng…

 

Thơ ca các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã, đang được cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quan tâm gìn giữ, khai thác, nâng cao, phát triển và quảng bá theo nhiều kênh khác nhau. Những chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp từ tỉnh đến cơ sở về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ…, đặc biệt là việc quảng bá thơ ca trên các thể loại báo chí (viết, nói, hình, điện tử) cùng với các loại hình trình diễn khác đã khẳng định vai trò thơ ca trong đời sống xã hội ở tỉnh ta.

 

5 năm qua, việc thành lập các CLB thơ và số lượng người yêu thơ tham gia hoạt động sáng tác, ngâm vịnh, trình diễn và quảng bá thơ ở tỉnh ta đã tăng rất nhanh. Đầu năm 2006 chỉ mới xuất hiện một CLB mang tên “Hương ngoại ô” với chưa đầy chục hội viên thì hiện nay, theo con số thống kê chưa đầy đủ, tỉnh ta hiện có 12 CLB thơ với đầy đủ tên gọi, địa chỉ liên hệ, địa điểm sinh hoạt với tổng số hơn 320 hội viên đã, đang sinh hoạt có nền nếp. Kết quả hoạt động của 12 “sân chơi” đó thật đáng trân trọng. Xin đưa ra mấy con số thống kê tương đối: mỗi năm có tới hơn 3.000 bài thơ được đọc tại các kỳ sinh hoạt hàng tháng của các CLB thơ, trong đó có hàng trăm bài được lựa chọn đăng tải trên các tờ báo ở trong và ngoài tỉnh; hàng chục bài được phổ nhạc thành ca khúc để hát cho nhau nghe hoặc biểu diễn trên sân khấu các buổi liên hoan, văn nghệ quần chúng từ tỉnh đến cơ sở. Đó là chưa kể tới hơn 30 tập thơ thường niên của 12 CLB thơ và có khoảng 25 tập thơ in riêng của các hội viên. Trong đó, riêng ở CLBTVN TPHB đã có 12 tác phẩm của 7 tác giả. Mặc dù sự so sánh nào cũng khập khiễng và tương đối nhưng tôi vẫn sử dụng nó để độc giả nhìn nhận. Về số lượng, tổng số hội viên CLB thơ đông gấp hơn 12 lần số nhà thơ là hội viên của Chi hội văn học thuộc Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh; số kỳ sinh hoạt của mỗi CLB thơ trong một năm cũng nhiều gấp nhiều lần so với số kỳ sinh hoạt của các nhà thơ thuộc Hội VH -NT tỉnh (Chi hội văn học không có sinh hoạt định kỳ mà chỉ tổ chức gặp mặt vào dịp kỷ niệm ngày thơ Việt Nam hoặc trại sáng tác hàng năm). Từ đó dẫn đến tổng số bài thơ được đọc, lựa chọn in chung hoặc riêng thành ấn phẩm xuất bản của các CLB thơ trong tỉnh đều gấp nhiều lần so với số tác phẩm do Hội VH -NT tỉnh xuất bản. Những con số so sánh chỉ đơn thuần về số lượng ấy tuy còn thiếu các tiêu chí khác để khẳng định giá trị trên diễn đàn văn học - nghệ thuật, song lại quá đủ để định dạng vai trò của các CLB thơ trong hoạt động xã hội ở tỉnh ta.

 

Sự phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng các CLB thơ và phong trào sáng tác, ngâm vịnh, trình diễn, phổ biến, quảng bá thơ ca của những người yêu thơ ở nhiều địa phương trong tỉnh ta trong 5 năm vừa qua là một hiện tượng khách quan.

Ngày 26/10/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2041/QĐ-UB về việc cho phép thành lập CLB thơ Việt Nam tỉnh Hòa Bình. Tại điều 2 của Quyết định này đã viết: “CLB thơ Việt Nam tỉnh Hòa Bình là tổ chức xã hội, tập hợp những người có chung sở thích về sáng tác, phê bình, ngâm vịnh và phổ biến thơ ca trong tỉnh Hòa Bình; hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

 

CLB thơ Việt Nam tỉnh Hòa Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

 

Quyết định của UBND tỉnh cho phép thành lập CLBTVN tỉnh Hòa Bình rất kịp thời và phù hợp nguyện vọng của đại đa số hội viên các CLB thơ trong tỉnh. Kể từ nay, tỉnh ta cóự một “sân chơi lớn” là “mái nhà chung” của các CLBTVN nói riêng, CLB thơ nói chung. “Sân chơi lớn” đó hội tụ nhiều cái được lớn.

 

Đó là nơi hội tụ của lớp người cao tuổi mà chủ yếu là cán bộ, công chức đã nghỉ hưu ở các địa phương trong tỉnh có chung một sở thích là yêu thơ, sáng tác thơ, ngâm vịnh, phổ nhạc cho thơ thành ca khúc để tiếp tục duy trì hoạt động trí tuệ và khơi nguồn cảm xúc từ hành trang đầy ắp về kinh nghiệm sống trong công tác, lao động và chiến đấu…

 

Đó là nơi sinh hoạt dân chủ, bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi và sức sáng tạo đựa trên nguyên tắc tự nguyện của toàn thể hội viên thuộc tất cả các tầng lớp: công, thương, nông, binh, trí, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu - nghèo trong khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.

 

Đó còn là nơi tập hợp một khối lượng lớn các nguồn thơ ca gồm nhiều thể loại khác nhau trong phong trào thơ ca quần chúng của 6 dân tộc anh em chung sống để cùng nhau trao đổi, hoàn thiện, nâng cao và phổ biến, in ấn, xuất bản nhằm tiến tới mục tiêu lớn chung là giữ gìn, khai thác, phát triển kho tàng văn học - nghệ thuật ở tỉnh ta.

 

Những cái được lớn đó càng có ý nghĩa hơn khi mọi hoạt động của các CLBTVN từ cơ sở đến tỉnh đều không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước như nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp mang tính đặc thù khác.

 

Vào những ngày đầu tháng 12/2011, trong không khí khẩn trương của toàn thể cán bộ, hội viên các CLBTVN trong tỉnh để hoàn tất các công việc chuẩn bị cho khai mạc Đại hội CLBTVN tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra tại Nhà Văn hóa thành phố vào ngày 16/12/2011, chúng tôi đã có chuyến đi về các CLBTVN cơ sở để nắm bắt tình hình công việc, trong đó có các tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội.

 

Thật bất ngờ, trước không khí sôi động, phấn khởi, chờ đợi của hội viên các CLBTVN cơ sở mong được mang lời thơ, tiếng hát và âm thanh cồng chiêng truyền thống đến chào mừng sự kiện lớn đầu tiên của những người yêu thơ tỉnh Hòa Bình. Tại xứ sở Mường Động, các hội viên thuộc hai CLBTVN Kim Bôi I và Kim Bôi II đang tập trung hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nghệ thuật trong liên khúc dân ca Mường mang đậm hương sắc “chén vàng”. Càng bất ngờ hơn trước sự nhiệt tình của ngót trăm diễn viên, nhạc công thuộc hai đội cồng chiêng xã Văn Nghĩa và Liên Vũ đều là hội viên CLBTVN huyện Lạc Sơn. Trong khuôn viên Nhà văn hóa của hai xã, cả hai đội đều tập trung từ 7h sáng, ăn mặc chỉnh tề như khi biểu diễn để cùng ôn luyện lại tiết mục cho thật tốt, chỉ mong sao đội xã mình sau khi xét duyệt sẽ được lựa chọn mang lên tỉnh biểu diễn chào mừng Đại hội CLBTVN tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất. Quả thật sự nhiệt tình của hội viên thì có thừa, tiết mục văn nghệ của cơ sở thì không thiếu mà chỉ có một vấn đề là khuôn khổ, thời lượng và chất lượng của một chương trình văn nghệ chào mừng Đại hội không thể thỏa mãn được mọi nhu cầu của cơ sở. Giá như có cả một cuộc thi trình diễn thơ ca thì hay biết mấy!

 

Chúng tôi trở về với CLBTVN TPHB - nơi mà tập thể thường trực Ban tổ chức Đại hội CLBTVN tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất đang tất bật với những công việc cụ thể mà thông thường không còn là việc của người cao tuổi. Tất cả chúng tôi, từ người trẻ nhất ở tuổi xấp xỉ 70 đi đưa giấy mời đến thành viên ở tuổi 82 trong tiểu ban văn nghệ đang cùng các nam, nữ hội viên đảm nhận các tiết mục ngâm thơ và ca khúc phổ thơ luyện tập trước ngày tổng duyệt. Tất cả đều vì sự ra đời “Một sân chơi” lớn của những người yêu thơ tỉnh ta trước mùa xuân mới - Xuân Nhâm Thìn 2012 đầy tương lai và hứa hẹn.

 

 

                                                                       Văn Song (TTV)

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục