Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007- 2012.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007- 2012.

(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2007- 2012 tổ chức vừa qua, nhiều mô hình gia đình điển hình đã được tôn vinh. Mỗi gia đình được ví như một bông hoa đẹp giữa cuộc sống đời thường đầy hương sắc. Tết đến, xuân, về chúng tôi có dịp thăm một số gia đình văn hóa tiêu biểu. Mỗi gia đình có hoàn cảnh riêng nhưng mỗi thành viên trong gia đình đều có một điểm chung là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp họ vượt qua mọi bộn bề khó khăn trong cuộc sống đời thường.

 

Thăm gia đình văn hóa giữ gìn bản sắc dân tộc Dao

n tượng bởi những chia sẻ của ông Đặng Thái Sơn, xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc), đại diện cho hơn 8.000 gia đình văn hóa huyện Đà Bắc tham dự Hội nghị biểu dương của tỉnh với thành tích điển hình trong việc lưu truyền các giá trị văn hóa người Dao và nuôi dạy con ngoan, trưởng thành trong xã hội. Chúng tôi quyết định chọn gia đình ông là điểm đến đầu tiên trong dịp năm hết, Tết đến này.

 

Vượt qua đèo, dốc quanh co, con đường từ xóm Trúc Sơn về xóm Phủ đang được đầu tư xây dựng dự kiến bàn giao trước dịp Tết Nguyên đán vẫn còn những đoạn mới chỉ đổ đá như thử thách tay lái của những ai mới đến nơi đây lần đầu như chúng tôi. Trên đường về xóm Phủ, hoa đào đã nở tạo sắc xuân sớm cho người dân bản Dao. Quanh co hỏi đường, chúng tôi cũng tìm được đến gia đình ông Sơn là ngôi nhà xây khang trang ở gần cuối xóm.

 

Trời đã nhá nhem tối mới thấy ông Sơn chở vợ đi làm nương về. Hỏi ra mới biết, ông Sơn là Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn. Hôm nào đi làm về sớm, ông đều tranh thủ ghộ vào nuong đón vợ làm nương về (nuong cách nhà hàng chục km).   nhà, lúc rảnh rỗi, ông vẫn thường giúp đỡ vợ việc nhà. bản người Dao này ai cũng khen bà Bàn Thị Thi (vợ ông Sơn) may mắn lấy được người chồng vừa giỏi việc xã hội lại tâm lý, thương vợ, thương con. Ông Sơn tâm sự: Gia đình tôi có 3 thế hệ chung sống. Quan điểm của tôi là bất cứ công to, việc lớn gì, các thành viên trong gia đình phải hoà thuận, dân chủ, bàn bạc. Ông bà, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy và giáo dục con cái, khuyên dặn các con, cháu phải cố gắng học giỏi và trở thành người có đức, có ích cho gia đình và xã hội. Đồng thời phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao tiền là chữ nôm Dao hay còn gọi là chữ nho. Gắn liền với học chữ, học nghĩa, gia đình tôi còn răn dạy các con phải lưu giữ lấy truyền thống văn hóa đặc sắc của người dân tộc mình như những bài thơ ca, tiếng hát thường dùng trong lễ cưới, lễ cấp sắc, lễ đặt tên…

 

Đặc biệt, theo phong tục của người Dao chúng tôi, con trai từ nhỏ đã được học những lời răn dạy, những bài giáo lý về đạo đức trong lễ cấp sắc, phải thực hiện 10 lời thề. Các lời thề ấy cũng tập trung vào các chuẩn mực của con người chân chính như: thề không trộm cắp của người khác; thề không bất hiếu với cha mẹ và phải kính trọng người trên; thề không được bỏ vợ và ăn ở với người vợ khác; thề không đánh đập người khác; thề biết đọc, biết viết chữ phổ thông và chữ dân tộc để truyền dạy cho các thế hệ sau; thề khiêm tốn, giản dị, kính nhân để làm người; thề không lười biếng và phải biết làm nương, làm ruộng mới có gạo để ăn và thề phải biết trời sáng, tu thân trở thành người tài giỏi để giúp dân làng... Sau khi cấp sắc, đặt tên  những người đàn ụng mới được coi là thực sự trưởng thành và có địa vị trong dòng họ, gia đình, xã hội. Được nuôi dưỡng trong mái ấm gia đình thuận hòa cùng phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc Dao, cả hai người con của ông được học hành và tham gia công tác xã hội. Hiện nay, con trai cả của gia đình đang công tác tại Công an tỉnh và con trai thứ hai đang công tác tại Lữ doàn 144- Bộ Tổng tham mưu.

 

Nhanh tay nhuộm những tấm vải đen- màu sắc truyền thống của đồng bào Dao, bà Thi chia sẻ: Sắp đến Tết rồi, tôi phải nhuộm được nhiều vải để làm khăn, khâu áo cho chồng, con diện Tết. Nơi đây, người phụ nữ lớn lên đã giỏi việc thêu thùa, may vá trang phục truyền thống của dân tộc. Đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu thương chồng con đã giúp chồng bà yên tâm làm công tác xã hội, con cái học hành chăm ngoan, trưởng thành. Đối với bà, đó là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất của đời mình. Chia tay với gia đình ông Sơn, bà Thi, họ không quên mời chúng tôi về tham dự Tết nhảy- nét văn hóa đặc sắc của người dao được tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới.

 

            

Ông Đăng Thái Sơn, xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) giúp vợ mặc trang phục truyền thống của người  Dao.

 

Tự hào gia đình hiếu học

 

Cũng là một gia đình được tôn vinh trong hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh, gia đình bà Kiều Thị Chà ở tiểu khu CK2, thị trấn Lương Sơn (Luong Son)  là gia đình có truyền thống hiếu học. Bà Chà tự hào giới thiệu: gia đình tôi có một nửa đối tượng hưởng chế độ thương, bệnh binh, hưu trí và một nửa là viên chức Nhà nước. Cụ thể, tôi và chồng tôi đều là thương - bệnh binh đã nghỉ hưu. Là gia đình có truyền thống hiếu học, ông bà thường dạy con cái “Học vì ngày mai lập nghiệp”, “Học để trở thành người công dân tốt” và chăm sóc chu đáo việc học hành của các con. Không phụ lòng cha mẹ, hiện nay, con gái cả của bà là thạc sỹ, làm giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ nông - lâm Đông Bắc. Con trai hiện là tiến sỹ khoa học, giảng viên trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Tháng 9/2012 vừa qua, cháu được cử sang Vương quốc Bỉ để nghiên cứu khoa học. Con dâu cũng là thạc sỹ đang học chuyên ngành ở trường Brussels- Bỉ, con rể là thạc sỹ dạy cùng trường với con gái. Bên cạnh đó, gia đình bà Chà đã khuyên bảo, giúp đỡ một cháu họ nội đã bỏ học trở lại trường học hết cấp THPT, tham gia quân đội và trở về địa phương phát triển kinh tế. Hiện nay, gia đình bà đang giúp đỡ cháu Ưng Thị Bốn có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện tiếp tục học tập và đang là sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng năm thứ nhất. Theo bà Chà, ngoài chú tâm nuôi dạy con cái học hành thành đạt, trước tiên, bố mẹ phải là tấm gương sáng cho chúng noi theo. Cuộc sống gia đình luôn hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc, giúp nhau cùng tiến bộ. Con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trên, nhường dưới. Các thành viên trong gia đình sống chan hòa, cởi mở trong tình làng, nghĩa xóm, gần gũi chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn cùng nhau phấn đấu vươn lên. Dịp xuân về, bà chỉ mong con, cháu quây quần ấm cúng và chúc cho các con luôn thành công trong sự nghiệp, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh.

 

Còn nhiều “bông hoa đẹp” trong cuộc sống đời thường

 

Không chỉ có gia đình ông Sơn, bà Chà, còn có thể kể nhiều gia đình tiêu biểu nuôi con khỏe, dạy con ngoan; giúp nhau làm kinh tế giỏi như hộ ông Tạ Đình Đào ở khu 5B, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) phát triển trang trại đồi rừng trồng cam, quýt, mỗi năm cho thu nhập trên 2 tỷ đồng. Mô hình phát triển kinh tế gia đình theo hướng kinh doanh- dịch vụ- thương mại như gia đình ông Lê Đình Trung ở thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Gia đình nông dân Nguyễn Văn Nan, xóm Trung, xã Trung Minh (TPHB) phát triển mô hình vườn- ao- chuồng và đầu tư máy trộn bê tông duy trì việc làm ổn định cho 25 lao động địa phương đảm bảo thu nhập từ 2- 3 triệu đồng/người/tháng và mang lại thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng/năm... Đó là những gia đình điển hình đại diện cho 86 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc cấp huyện, thành phố vinh dự được nhận bằng khen và giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh và giấy khen của BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 5 năm (2007- 2012). Các gia đình được tôn vinh là điển hình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào của địa phương. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, tiết kiệm, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Ông Vũ Văn Đoàn, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT&DL) khẳng định: Trong lịch sử của loài người, quan hệ nhân loại đã bắt đầu từ quan hệ trong gia đình. Mỗi người luôn nhớ về tổ ấm gia đình, nơi mình được sinh ra, lớn lên trong tiếng ru hời của mẹ, tình thương yêu trầm lặng vô bờ bến của cha. Để rồi khi lớn lên và trưởng thành hòa mình vào sắc màu muôn vẻ của cuộc sống, bộn bề công việc đời thường mối quan hệ với gia đình vẫn được duy trì bền chặt theo suốt cuộc đời. Ngày nay, trong quá trình hội nhập và mở cửa đặt ra thách thức lớn đối với gia đình Việt Nam. Mô hình gia đình truyền thống đang thay đổi, tình trạng ly thân, ly hôn gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển chung của xã hội. Vấn đề gia đình có rất nhiều nội dung, trong dịp xuân về, chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ nhưng mang ý nghĩa quyết định đến mỗi “tế bào của xã hội” là giữ gìn tình yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống gia đình hôm nay.

 

                         Hương Lan

 

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục