Những hoạt động lên đồng, hầu bóng trái phép sẽ bị xử lý nghiêm trong mùa lễ hội 2013.

Những hoạt động lên đồng, hầu bóng trái phép sẽ bị xử lý nghiêm trong mùa lễ hội 2013.

(HBĐT) - Tỉnh ta có 36 địa chỉ lễ hội, trong đó có một số lễ hội như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Khai hạ (Tân Lạc), đền Bờ (Cao Phong và Đà Bắc), chùa Hang (Yên Thuỷ)… được duy trì hàng năm. Như thường lệ, sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội cũng được bắt đầu. Để đảm bảo các lễ hội của địa phương diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đã sớm xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra đột xuất để ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong lễ hội.

 

Khẳng định rõ việc phục dựng, duy trì các lễ hội góp phần giáo dục đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân và thu hút du lịch…, trong những năm qua công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có sự quan tâm đầu tư và có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý 172 di tích danh thắng, trong đó, 39 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh, 120 địa chỉ phong tục tập quán, 36 địa chỉ lễ hội các dân tộc. Đã tiến hành phục dựng một số lễ hội lớn như: “Xên bản, xên mường” huyện Mai Châu, lễ hội “Rước bụt Khụ Dúng” huyện Lạc Sơn. Tổ chức được một số lễ hội mới cấp tỉnh và khu vực như:  lễ hội gầu tào của dân tộc Mông (Mai Châu), Ngày hội văn hóa Mường toàn quốc tại Hoà Bình, lễ hội Cồng chiêng tỉnh Hoà Bình… Trong các lễ hội này, yếu tố tâm linh và các nét sinh họat văn hoá được tái hiện khá quy mô, góp phần làm cho bức tranh lễ hội trên địa bàn tỉnh trở nên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý và tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội vẫn gặp những khó khăn, tồn tại nhất định. Một số biểu hiện tiêu cực, phản cảm như xóc đĩa, rút thẻ, cúng thuê, lên đồng, đốt đồ mã quá nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường… đã làm giảm đi giá trị chân thực, bản sắc vốn có của lễ hội. Những biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh này tập trung chủ yếu ở 2 lễ hội lớn là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ) và lễ hội đền Bờ. Nhằm tăng cường công tác quản lý, năm 2011, ngành văn hoá tỉnh đã phối hợp với huyện Lạc Thuỷ thành lập BQL Di tích chùa Tiên, đã tổ chức quy hoạch lại các điểm thờ tự, nơi đặt hòm công đức quản lý dịch vụ. Khó khăn nhất hiện nay là việc quy hoạch lại đền Bờ đang   trong tình trạng dang dở nên việc thành lập BQL chưa thực hiện được. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động lễ hội phụ thuộc vào ý thức của chủ đền nên hiệu quả quản lý Nhà nước chưa cao.

 

Thực hiện Chỉ thị số 265/CT- BVHTTDL ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ VH – TT&DL về quản lý và tổ chức lễ hội 2013, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Sở VH – TT&DL đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh và các địa phương có di tích về việc quản lý, tổ chức lễ hội 2013. Cùng với việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, ngành đã tổ chức cho các điểm di tích, địa phương tổ chức lễ hội ký cam kết không vi phạm các quy định như: lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, để tiền “giọt dầu”, tiền “cầu lộc”, hòm công đức thiếu mỹ quan, lên đồng, hầu bóng trái phép, đốt vàng mã bừa bãi… Sau Tết sẽ lập đoàn thanh tra liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất các địa điểm tổ chức lễ hội. Dựa trên cơ sở những quy định của Trung ương, của tỉnh sẽ ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh trong lễ hội. Những nỗ lực này nhằm đảm bảo cho một mùa lễ hội vui vẻ, an lành, tiết kiệm và giữ nguyên giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp vốn có.

 

                                                                  

                                                          Thuý Hằng

 

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục