Làn điệu dân ca Mường được người dân huyện Kỳ Sơn trình diễn trong các ngày lễ hội.

Làn điệu dân ca Mường được người dân huyện Kỳ Sơn trình diễn trong các ngày lễ hội.

(HBĐT) - Những làn điệu hát rằng thường, bộ mẹng, hát đối, hát ru... Các nhạc cụ cồng, chiêng, sáo, nhị; các trò chơi dân gian như ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, đi cà kheo vẫn được người dân bảo tồn, trình diễn trong các ngày lễ hội. Đặc biệt, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” đã tạo bước chuyển biến tích cực, là tiền đề cho các hoạt động văn hóa trên địa bàn phát triển theo hướng tích cực và vững chắc... Đó là những kết quả nổi bật trong 15 năm thực hiện NQT.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

 

Ông Nguyễn Văn Sướng, Bí thư chi bộ khu Pheo, thị trấn Kỳ Sơn cho biết:  Từ khi NQT.Ư 5 (khóa VIII) được triển khai thực hiện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu Pheo được nâng lên rõ rệt. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, khu Pheo đã huy động xây dựng được nhà văn hóa trị giá 120 triệu đồng, cổng làng văn hóa trên 30 triệu đồng, bộ cồng chiêng 20 triệu đồng. Đến nay, 100% KDC có quy ước gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Năm 2012, khu có 92% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Thu nhập bình quân đạt 19 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,7%.

 

Đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư TT Huyện ủy, Trưởng BCĐ tổng kết NQT.Ư 5 (khóa VIII) huyện Kỳ Sơn cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết, đến nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã phát triển sâu rộng trên địa bàn, được nhân dân hưởng ứng tham gia. Hiện, 85 khu, xóm, 100% cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa trong toàn huyện xây dựng quy ước gắn với quy chế dân chủ ở cơ sở. Năm 2012, toàn huyện có 5.952 gia đình, 56 làng, khu , 12 cơ quan, 31 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó,  các nghi thức trong việc cưới, việc tang và lễ hội được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, quy ước của làng, xã. Việc cưới đã thực hiện theo nếp sống mới, đăng ký kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, loại bỏ dần các hủ tục rườm rà trong dạm ngõ, ăn hỏi và thách cưới. Việc tổ chức đám cưới được tiến hành đơn giản, tiết kiệm, không phô trương, lãng phí. Việc tang tổ chức theo đúng quy định, các hủ tục lễ nghi phiền phức được xóa bỏ. Các lễ hội, ngày kỷ niệm, sự kiện lịch sử cách mạng ở địa phương được thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và sự hướng dẫn của ngành VH-TT&DL với hình thức gọn nhẹ, trang trọng. Công tác xây dựng các thiết chế văn hóa được huyện chú trọng. Việc thực hiện đề án xây dựng nhà văn hóa thôn, bản với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến nay, toàn huyện đã có 82 làng, KDC có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Cung cấp hệ thống tăng âm, loa đài, vô tuyến cho 36 nhà văn hóa. Hệ thống truyền thanh - truyền hình được củng cố với 2 trạm thu phát lại truyền hình và 1 trạm truyền thanh, độ phủ sóng truyền hình toàn huyện đạt 95,5%. Đặc biệt, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Các di tích lịch sử, văn hóa, nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sỹ thường xuyên được tu bổ, sửa chữa. Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, công tác thông tin, tuyên truyền cũng được phát triển rộng khắp. Hiện nay, toàn huyện có 12 đội văn nghệ của các xã, thị trấn, 85 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có đến 60% số đội hoạt động tốt như: đội cồng chiêng xóm Dụ 6, xã Mông Hóa, thị trấn Kỳ Sơn...

 

 

 

                                                                                     H.L            

 

Các tin khác


Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh huyện Cao Phong năm 2024

Ngày 11/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh năm 2024. Tham gia liên hoan có 10 đoàn với trên 300 diễn viên là dân quân, thanh niên, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục