Người dân xã Kim Truy (Kim Bôi) thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức các đám cưới nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc Mường. Ảnh: P.V

Người dân xã Kim Truy (Kim Bôi) thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức các đám cưới nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc Mường. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 27 “Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Kim Bôi đã triển khai nghiêm túc, kịp thời các quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

 

Đồng chí Bùi Thanh Nhiến, Phó phòng VH -TT huyện Kim Bôi cho biết: Cùng với  tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xây dựng làng, cơ quan, đơn vị văn hóa, những quy định về thực hiện nếp sống văn minh được UBND huyện tổ chức thực hiện kịp thời tới cơ sở. Các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng, chỉnh sửa các quy ước, hương ước thôn, xóm thực hiện nếp sống văn minh và đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào tiêu chuẩn bình xét các danh hiệu: gia đình, khu phố, làng văn hóa... Từ nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội mỗi cán bộ, đảng viên gương mẫu  thực hiện trước làm gương cho quần chúng noi theo, đến nay đã và đang đạt nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, hầu hết các đám cưới đều được tổ chức nhanh gọn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá trong đám cưới, bài trừ triệt để tệ thách cưới, hiện tượng ép duyên. Nếu như trước đây, việc thách cưới của nhà gái với nhà trai rất nặng nề đã khiến cho nhiều gia đình không thể lo được đám cưới cho con hay bên nhà gái cũng phải chuẩn bị nhiều lễ vật để mang biếu cho nhà trai, bố mẹ chồng. Nhưng hiện nay, việc thách cưới không quá cao, đồ dùng cô dâu biếu nhà chồng không còn nhiều nữa, việc thách cưới phụ thuộc vào tình hình kinh tế hai bên gia đình. Các lễ vật trong đám cưới đã được sắp xếp gọn gàng, tiết kiệm hơn, tránh phô trương, lãng phí. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành theo luật định, tình trạng tảo hôn được bài trừ. Các phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần được xoá bỏ.

 

Đối với việc tang, gia đình tang chủ đã nghiêm túc thực hiện việc khai tử với chính quyền cơ sở theo quy định của pháp luật. Trước đây, nghi lễ tang ma cổ truyền sẽ có 12 đêm mo, 14 bữa nhiêng ăn. Mỗi bữa dâng cơm rượu lên cho hồn người chết phải thịt trâu, bò, lợn và mỗi người con phải chịu trách nhiệm một bữa như vậy nên việc ăn uống trong đám ma khá tốn kém. Ngày nay, mọi nghi lễ chỉ tập trung vào một đêm mo và 3 bữa nhiêng ăn. 100% đám tang thực hiện nếp sống văn minh, hiện đại, không để người chết trong nhà quá 24h và kết thúc trước 22h đảm bảo giữ vệ sinh chung. 100% xóm, KDC có Ban tang lễ để giúp gia chủ tổ chức tang lễ theo nghi thức truyền thống. Trong quá trình tổ chức lễ tang đã nghiêm chỉnh chấp hành việc cúng lễ và đảm bảo an ninh trật tự thôn, xóm theo quy định hương ước, quy ước và không còn hiện tượng cúng lễ kéo dài, bày cỗ linh đình, tốn kém. Việc phúng viếng được tiến hành theo nghi thức trang trọng văn minh, tiết kiệm và thể hiện được giá trị nhân văn.

 

Có thể thấy việc thực hiện  nép sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong huyện Kim Bôi thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới  huyện Kim Bôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy ước, hương ước cho phù hợp với tình hình hiện nay.

 

 

                                                                              Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục