(HBĐT) - Một thoáng heo may chớm thu, thoang thoảng sau mưa mùi riêng của đất. Sớm mai tỉnh giấc, lũ chim sâu ríu rít bên hè. Tháng tám dịu dàng, tháng tám trong veo. Cả khung trời bình yên đến lạ. Mướt xanh cây lá, nồng nàn sắc hoa. Tháng tám như một bản tình ca trầm buồn mà da diết, chỉ riêng mình ta biết, nơi mùa thu rồi sẽ đi qua.

 

Đó là cổng trường tuổi hoa, ríu ran bước chân thời mực tím. Cành bằng lăng và phượng hồng kỷ niệm. Xanh đến cuối đời trang lưu bút ngày xa. Thương đến cháy lòng vạt nắng hôm qua cứ nhảy nhót trên tóc ai mượt thế. Em có biết khi mùa thu gõ cửa, tâm hồn người chợt xao xuyến, bâng khuâng? Nắng rất vàng và trời cũng rất trong, chỉ mặt hồ mênh mang gợn sóng. Tháng tám như vòng tay ấm nóng, bạn tâm giao luôn chia sẻ ngọt bùi.

 

Tháng tám ngậm ngùi, tháng tám sục sôi. Cha tôi thao thức hướng về ngày cách mạng. Cả thành phố đỏ cờ phấp phới. Đồng đội xưa còn lại mấy người đâu? ông bần thần chạm vào vết thương sâu vẫn nhức nhối mỗi khi trời trở gió. Tiếng ai hát lời: “Cỏ non thành cổ” mà mắt cha cười chợt loáng ướt rưng rưng? Tháng tám sâu đằm một ký ức chung, ký ức đẹp của một thời trận mạc. Giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, trong khói bom, thuốc súng khét nồng vẫn cháy lên tình đồng đội thiêng liêng.

 

Nơi ấy là khung trời rất riêng của những lứa đôi hân hoan vào mùa cưới. Hoa khế tím man mác buồn ngẫm ngợi, gặp nồng nàn hương hoa sữa thoảng bay. Tháng tám dịu dàng. Tháng tám đắm say. Tháng tám đong đầy niềm tin và nỗi nhớ như những cơn mưa mang nỗi niềm xứ sở, cứ đến rồi đi không hẹn trước bao giờ. Tình yêu cuộc đời cũng tựa như bài thơ đều được bắt đầu từ cảm xúc. Nếu đã qua những ngày hè nóng bức, mưa thu mát lành sẽ nhanh chóng đến thôi. Tháng tám tinh khôi tràn ngập tiếng cười. Tháng tám của biết bao hoài niệm, chỉ riêng mình ta biết rồi mùa thu cũng sẽ đi qua.

 

Mùa thu cũng sẽ đi qua. Nắng chẳng còn trong, hoa sữa cũng không còn nồng nàn quá thể. Trước cuộc đời dâu bể, ta vẫn yêu mùa thu. Khoảng khắc mùa thu sang lạ đến diệu kỳ, khiến tâm hồn ta cất cánh.

 

 

 

                                                        Tản văn của Lê Xuân Minh

                                                    

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục