Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp các khu dân cư.

Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp các khu dân cư.

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thủy có khoảng gần 75% xóm, khu phố đạt danh hiệu làng văn hóa. Từ nhiều năm nay, việc xây dựng làng văn hóa đã trở thành động lực thúc đẩy nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đặc biệt, từ các nguồn hỗ trợ và nhân dân đóng góp, hoạt động chung tay vì cộng đồng, giúp đỡ hộ nghèo đã diễn ra sôi nổi, thiết thực. Cụ thể từ năm 2008 đến nay, toàn huyện có gần 2.500 hộ nghèo được hỗ trợ trên 25 tỷ đồng; hàng nghìn nhà tạm đã được thay bằng nhà kiên cố. Đời sống của người dân được cải thiện đã giúp cho việc huy động nguồn lực, xã hội hóa việc trùng tu di tích, tôn tạo danh lam thắng cảnh, sửa chữa các hạng mục công trình văn hóa diễn ra thuận lợi. Toàn huyện đã có gần 80% xóm có nhà văn hóa từng bước hoàn thiện đạt chuẩn theo quy định.

 

Đồng chí Bùi Văn Hiến, Trưởng phòng VH -TT huyện cho biết: “Việc xây dựng làng văn hóa cũng đã góp phần định hướng tích cực, chuẩn mực cho văn hóa, nếp sống văn hóa mới cho từng người dân, mỗi hộ gia đình để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT phát triển sâu rộng với 100% xóm, KDC có đội văn nghệ hoạt động thường xuyên; toàn huyện có 40 CLB thể thao, tỷ lệ người dân luyện tập TD -TT thường xuyên, đạt 26%. Các KDC đã vận động hội viên thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Không để xảy ra việc truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan, văn hóa phẩm độc hại tại địa phương. Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống các tai, TNXH ở cộng đồng, nhờ vậy mà tỷ lệ đối tượng mắc TNXH của huyện luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh”.

 

Bên cạnh đó, phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa còn đóng vai trò quan trọng hình thành môi trường cảnh quan  xanh - sạch - đẹp. Huyện duy trì được nhiều mô hình vườn, ao, chuồng quy mô, KDC xanh - sạch - đẹp; đường làng, ngõ xóm được nhân dân tích cực chỉnh trang, các hội, đoàn thể nhận phụ trách... Hoạt động của các tổ dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải được duy trì; bãi rác thải tại xã Bảo Hiệu hoàn thiện đưa vào sử dụng góp phần tích cực bảo vệ môi trường. Các KDC cũng đã vận động nhân dân xây dựng công trình nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh và đây là một tiêu chí quan trọng để bình xét hộ gia đình văn hóa hàng năm.

 

Điều đáng trân trọng hơn cả là phong trào xây dựng làng văn hóa đã giúp cộng đồng dân cư trong huyện đoàn kết, gắn bó với nhau hơn, tinh thần tương thân tương ái được thể hiện rõ nét. Quỹ Đền ơn - đáp nghĩa từ năm 2008 đến nay đã xây dựng được trên 1 tỷ đồng. CVĐ “Tết vì người nghèo” hàng năm được nhân dân, cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tích cực đóng góp để giúp cho hàng nghìn hộ nghèo có cái Tết đầy đủ, ấm áp. Các hộ nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật... ở các KDC luôn được quan tâm, hỗ trợ kịp thời, đảm bảo đời sống. Nhờ vậy mà tình làng nghĩa xóm ngày thêm gắn kết chặt chẽ, CVĐ không chỉ là phong trào thi đua mà đã trở thành việc làm thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của người dân.                

 

                                                                                      

 

                                                                               P.V

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục