Lịch sự, niềm nở là điều bắt buộc đối với công chức, viên chức khi giao tiếp, giải quyết công việc với công dân. Ảnh: Nơi thanh toán viện phí Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi.

Lịch sự, niềm nở là điều bắt buộc đối với công chức, viên chức khi giao tiếp, giải quyết công việc với công dân. Ảnh: Nơi thanh toán viện phí Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi.

(HBĐT) - Cách đây tròn 1 năm (tháng 5/2014), BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về việc “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở”, gọi tắt là Chỉ thị số 29.

 

Khi Chỉ thị được triển khai đến các cơ quan, đơn vị, CB,CC,VC, có nhiều luồng ý kiến khác nhau: người cho rằng việc thực hiện các quy định này quá dễ dàng, nhưng có người lại cho rằng khó có thể thực hiện một cách triệt để. Thực tế, qua 1 năm thực hiện đã có những thành công nhất định, nhưng cũng cần nhìn nhận rõ: kết quả chưa được như mong muốn. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua việc quan sát thái độ, mức độ hoàn thành công việc của CB,CC,VC ở các cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ.

 

Trung tuần tháng 1/2015, Báo Hòa Bình nhận được đơn thư phản ảnh của 37 hộ dân về sự việc khá nóng và gấp gáp ở một khu dân cư  thuộc TPHB, cần chính quyền và các cơ quan chức năng xem xét xử lý. Theo quy trình, phóng viên đặt lịch làm việc với Chánh Văn phòng HĐND, UBND thành phố, sau đó đồng chí Chánh Văn phòng đã giới thiệu phóng viên đến gặp Chủ tịch UBND phường.  Một cuộc điện thoại giao việc chóng vánh được thực hiện trong đó nhấn mạnh: Các đồng chí nhà báo cần gặp lãnh đạo UBND phường để xác minh đơn, thư phản ảnh của người dân về sự việc... 15 phút nữa phóng viên sẽ có mặt tại UBND phường. Điện thoại được để ở chế độ bật loa nên tiếng dạ, vâng được xướng lên khá rõ. Vì đoạn đường khá gần nên phóng viên đến sớm hơn 5 phút, đợi chờ  10 phút, 20 phút, cánh cửa phòng Chủ tịch UBND vẫn đóng im ỉm. Sốt sắng vì công việc, phóng viên nhờ đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường gọi điện nhắc khéo, cuối cùng nhận được câu trả lời: Anh ấy đang bận chút việc riêng, các anh, chị thông cảm, hẹn dịp khác. Việc các anh chị đang tìm hiểu tôi là người trực tiếp làm, giải quyết, nhưng để thông tin với nhà báo tôi phải được sự cho phép của Chủ tịch.

 

Nhìn vào cách làm việc của đội ngũ cán bộ phường trên, chúng tôi những người làm công tác tuyên truyền đã đặt ra ngay câu hỏi: ...Với dân họ sẽ thế nào? Tôi may mắn được nhiều lần tham gia các đoàn công tác do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đến với cơ sở. Trong những chuyến đi đó, đứng trước các diễn đàn, trước dân, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thường nhắc lại nhiều hiện trạng: Trong đội ngũ cán bộ của chúng ta còn có không ít những người có ý thức, thái độ trong thực thi công vụ chưa được nâng lên. 

Nhận định này cũng được thể hiện rõ tại Thông báo số 1076 ngày 31/1/2015 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ thị số 29, ngày 23/5/2014 của BTV Tỉnh ủy, nội dung nêu rõ: “Thời gian qua, quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã tăng cường chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và sinh hoạt của cán bộ, đảng viên, đơn vị mình quản lý; có biện pháp kiên quyết trong giáo dục, nhắc nhở, phê bình và xử lý cán bộ vi phạm; qua đó góp phần đáng kể làm giảm tình trạng uống rượu, bia trong giờ làm việc và buổi sáng, buổi trưa của các ngày làm việc; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng trong thực thi công vụ, được dư luận và nhân dân đồng tình, ủng hộ.

 

Tuy nhiên, tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn hiện tượng cán bộ, đảng viên chưa chấp hành nghiêm túc giờ làm việc, còn tình trạng đi muộn, về sớm, giải quyết việc riêng trong giờ làm việc; tinh thần, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ chưa được nâng lên; trong các cuộc họp, hội nghị, còn có cán bộ chưa tập trung lắng nghe, ghi chép, ít tham gia phát biểu ý kiến; còn hiện tượng chơi trò chơi điện tử, đọc báo mạng trong giờ họp; còn sử dụng rượu, bia trong giờ làm việc buổi trưa các ngày làm việc; vi phạm pháp luật về ATGT và TTATXH gây phản cảm, thiếu nghiêm túc trong chấp hành nội quy, quy chế....

 

Nhận định này hoàn toàn sát với thực tế và nhiều ý kiến cho rằng: nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ ý thức của người cán bộ, đảng viên. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là: chưa có chế tài xử lý đủ mạnh để làm chuyển biến ý thức của một bộ phận không nhỏ những CB,CC,VC thuộc diện này.

 

Để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 29, tại Thông báo số 1076,   Thường trực Tỉnh ủy có ý kiến  chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhấn mạnh:  Các cơ quan, địa phương, đơn vị bổ sung vào quy chế các quy định cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc, nơi công cộng và không uống rượu, bia trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc; thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng thời giờ làm việc gắn với công tác thi đua, khen thưởng và bình xét, đánh giá xếp loại đảng viên, CB,CC,VC hàng năm; kịp thời khuyến khích, biểu dương những CB,CC,VC nghiêm túc chấp hành kỷ luật lao động, có tinh thần, thái độ làm việc tốt, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả; đồng thời phê bình, nhắc nhở, chấn chỉnh những hành vi chưa đúng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; không bình xét thi đua, khen thưởng, kéo dài thời gian nâng bậc lương đối với CB,CC,VC vi phạm...

 

Thông báo số 1076 được ban hành khẳng định sự cấp thiết của việc thực hiện Chỉ thị 29, đồng thời cũng bổ sung thêm những chế tài, quy định tạo sự thuận lợi cho việc triển khai, thực hiện. Bởi vậy, mỗi cơ quan, đơn vị, cần thể hiện rõ sự chủ động, tích cực trong triển khai, thực hiện để nâng cao chất lượng công vụ, độ hài lòng của người dân đối với bộ máy công quyền nói chung và người cán bộ, đảng viên nói riêng và để Chỉ thị số 29 thực sự là tấm gương soi ở nơi công sở.

 

 

 

 

                                                                            Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục