Tiết mục văn nghê đậm đà bản sắc dân tộc Thái tại lễ hội Xên Mường năm 2016.

Tiết mục văn nghê đậm đà bản sắc dân tộc Thái tại lễ hội Xên Mường năm 2016.

(HBĐT) - Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh có dân số trên 54.000 người gồm 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,35%, dân tộc Mường 17,33%, dân tộc Kinh 11,96% còn lại là dân tộc Mông, Dao, Hoa và Tày.

 

  Các dân tộc vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng, thể hiện ở phong tục tập quán trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Quán triệt Chỉ thị số 27, ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cùng các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, UBND huyện đã có Quyết định số 924/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị số 10, ngày 6/10/2011 của Huyện ủy Mai Châu về việc tăng cường tuyên truyền phòng, chống mê tín dị đoan, tảo hôn. Trong 10 năm qua (2005- 2015), việc triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân. Đến nay, 100% xã, thị trấn gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tiêu biểu như các xã: Chiềng Châu, Nà Phòn, Tòng Đậu, thị trấn Mai Châu...

 

   Từ năm 2005 về trước, việc cưới trên địa bàn huyện Mai Châu diễn ra  tốn kém, nhiều hủ tục lạc hậu như thách cưới cao bằng hiện vật giá trị. Nhiều tục lệ phiền phức như dạm hỏi, dạm ngõ, ăn hỏi, hẹn ngày phải qua một thời gian mới tổ chức đăng ký kết hôn, sau đó mới tổ chức hôn lễ. Đám cưới diễn ra nhiều ngày, ăn uống linh đình, tốn kém. Hậu quả sau khi cưới, nhiều gia đình, cặp vợ chồng đã phải lao động cật lực để trả nợ, dẫn đến túng thiếu, gia đình phát sinh mâu thuẫn...

 

 Từ năm 2006 đến nay đã cơ bản bỏ được các hủ tục rườm rà như thách cưới, dạm ngõ. Thực hiện đăng ký kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, tự do hôn nhân. Đám cưới được tổ chức trang trọng, thủ tục đơn giản. Theo thống kê của phòng Tư pháp huyện, trong 10 năm qua, toàn huyện có 2.820 đám cưới. Phần lớn các đám cưới được tổ chức vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục, vừa đúng với đời sống văn hóa mới góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc.

 

   Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, ở các KDC trong toàn huyện đều coi việc tang vừa là việc riêng của gia đình người quá cố, vừa là việc chung khu xóm, của cơ quan, đoàn thể. Khi có người qua đời, trưởng KDC cùng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể quần chúng có trách nhiệm giúp tang chủ tổ chức lễ tang. 100%  thôn, bản, tiểu khu có quy định về việc tang trong quy ước, hương ước. Cơ bản tang lễ được tổ chức chu đáo, trang nghiêm và thực hành tiết kiệm, chấp hành quy định không để người chết trong nhà quá 24h, không sử dụng nhạc tang sau 22h, không ăn uống tràn lan, không còn tình trạng để âm thanh, loa đài quá lớn gây mất trật tự. Việc cúng bái, mê tín dị đoan trong đám tang cơ bản được hạn chế.

 

  Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử cùng với điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều lễ hội cổ truyền của các dân tộc đã bị mai một. Năm 2010, huyện đã khôi phục được lễ hội “Xên Mường” của dân tộc Thái, năm nay là năm thứ 6 huyện Mai Châu tổ chức lễ hội “Xên Mường” tại xã Chiềng Châu. Năm nay, lễ hội được tổ chức với quy mô cấp xã nhưng đã thu hút đông đảo người dân trong, ngoài huyện và du khách nước ngoài tham gia. Lễ hội được tổ chức hàng năm thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao  của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản Mường no ấm, quanh năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đất nước phồn thịnh. Theo đồng chí Hà Thị Hòa, thời gian tới, huyện có chủ trương khôi phục lễ hội “Gầu Tào” của dân tộc Mông và một số lễ hội của các dân tộc khác. Năm qua, UBND huyện đã ban hành quy định và quy mô tổ chức lễ hội được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thông qua việc tổ chức lễ hội đã thu hút được du khách tham dự, góp phần thúc đẩy du lịch của huyện phát triển. 

 

 

                                                                  Hương Lan

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục