Binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 8.12.

Binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 8.12.

Triều Tiên bắt đầu trả đũa vụ Hàn Quốc bằng một cuộc chiến tuyên truyền, tấn công "bom" fax ồ ạt, đổ lỗi cho Hàn Quốc gây ra căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

 

Từ đầu tháng này, hàng loạt tờ fax bắt đầu được gửi tới các tổ chức, công ty Hàn Quốc - phó phát ngôn viên Lee Jong-joo của Bộ Thống nhất Hàn quốc cho biết hôm 22.12. Các bản fax này đổ lỗi cho Hàn Quốc gây ra vụ tấn công đạn pháo trên đảo Yeonpyeong hôm 23.11 khiến 2 binh sĩ và 2 dân thường thiệt mạng. "Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công" - một bản fax viết.

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, đã có 15 tổ chức, trong đó bao gồm 2 nhóm tôn giáo, 7 công ty thương mại, 5 tổ chức dân sự và 1 cơ quan báo chí nhận được các bản fax từ Triều Tiên. Theo ông Lee, bản fax đầu tiên được gửi ngày 8.12.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc ước tính khoảng 50 tới 80 tổ chức có thể đã nhận được fax, nhưng họ chưa thông báo lại với chính phủ. Hầu hết các tổ chức nhận được fax trước đó đều có liên hệ với phía Triều Tiên thông qua các hoạt động liên Triều hoặc hoạt động kinh doanh.

Tất cả các bản fax đều được viết theo một hình thức giống hệt nhau, trong đó không có bản nào cập nhật tình hình các cuộc tập trận đã và đang diễn ra của Hàn Quốc.

Việc Triều Tiên ồ ạt gửi fax sang Hàn Quốc nằm trong chiến dịch tuyên truyền chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến tuyên truyền diễn ra dưới nhiều hình thức, trong đó bao gồm cả việc Hàn Quốc thắp sáng cây thông Noel. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm Hàn Quốc thắp sáng lại cây thông Noel trên núi Aegibong, bởi trong 7 năm qua Hàn Quốc đã ngừng các chương trình tuyên truyền thường xuyên sang Triều Tiên khi quan hệ giữa hai bên ấm lên.

Trước đó, hồi tháng 3 vừa qua, ngay sau khi tàu chiến Cheonan bị chìm làm 46 thủy thủ thiệt mạng, Seoul đã bắt đầu nối lại cuộc chiến tuyên truyền trên loa phóng thanh với mục tiêu làm cho người dân Triều Tiên quay lưng lại với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Seoul không lắp lại loa phóng thanh ở biên giới vì Bình Nhưỡng đe dọa cho nổ tung hệ thống này.

Trong khi đó các tổ chức phi lợi nhuận tìm cách thả hàng loạt bóng bay có gắn biểu ngữ chống Bình Nhưỡng, mở đài phát thanh trên sóng AM/FM và phát tán các đĩa DVD tin tức.

Seoul cho rằng một trong những vũ khí quan trọng nhất đánh vào chính quyền của Chủ tịch Kim là thông báo cho người dân nước này những thông tin từ thế giới bên ngoài.

 

                                                                           Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục