Lần đầu tiên môn thể dục (tên gọi mới là giáo dục thể chất) có sách giáo khoa dành cho học sinh khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này phải chăng nhằm để nâng cao chất lượng môn học?


Chương trình giáo dục phổ thông mới môn giáo dục thể chất sẽ có sách giáo khoa cho học sinh

Môn học nào cũng phải... có SGK ?

Sau khi Báo Thanh Niên đăng thông tin về kết quả sau 2 vòng thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có SGK giáo dục thể chất, một số chuyên gia giáo dục và cả phụ huynh đã đặt câu hỏi sao lại có SGK giáo dục thể chất?

Một chuyên gia giấu tên bày tỏ: "Không hiểu sao môn giáo dục thể chất lại tổ chức thành SGK, chuyện chưa từng có nên tôi rất lăn tăn”. Theo chuyên gia này, các môn như thể dục hay hoạt động trải nghiệm chỉ nên thiết kế là tài liệu hướng dẫn dạy học, dành cho giáo viên (GV) để tổ chức việc dạy học cho học sinh (HS). "Các môn này mà cũng có sách sẽ tăng chi phí cho gia đình và xã hội không cần thiết. Môn học này là hoạt động trải nghiệm, nhất là các cháu lớp 1 mới có 6 - 7 tuổi thì sao cần có SGK?”, chuyên gia này đặt vấn đề.

Trao đổi với PV Thanh Niên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, khẳng định: "Khi thiết kế chương trình, chúng tôi có hình dung có sách cho cả HS thay vì chỉ có sách cho GV như chương trình hiện hành. Bởi vì HS phải có sách để học như hướng dẫn các động tác, có thể tự học… Chưa kể HS có quyền lựa chọn những bộ môn thể dục thể thao ưa thích nên trong SGK sẽ giới thiệu nhiều bộ môn thể dục. Chương trình thiết kế là có, nhưng các nhà xuất bản viết sách cho các môn này hay không là quyền của họ”.

Ông Đặng Ngọc Quang, Chủ biên chương trình môn giáo dục thể chất, cũng cho rằng việc có SGK môn thể dục là điều đương nhiên khi đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, lấy HS là trung tâm. Theo đó, chương trình môn học là chương trình khung nên không thể chi tiết tới nội dung chi tiết, do vậy tất cả các môn phải có SGK để cụ thể hóa chương trình đó và làm tài liệu học tập cho HS. Giáo dục thể chất lâu nay đã đưa vào môn học chính khóa, bắt buộc, nhưng chưa được coi trọng đúng mức, chỉ có sách GV. Lần đổi mới này đã xác định lại tầm quan trọng của môn học nên buộc HS phải có tài liệu để nghiên cứu. "Tôi cho là hoàn toàn đúng. Không thể nói là môn này có, môn kia không có sách. Đây là môn học chính khóa cho toàn bộ cấp học thì không thể không có SGK. Trước đây không có sách là vì cách làm không đúng. Không thể để môn thể dục bất hợp lý như chương trình hiện hành và trước đây khi HS đến lớp không có tài liệu học tập trong tay, phụ huynh cũng không biết con mình học gì”, ông Quang nói.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho rằng chương trình mới sẽ buộc phải có SGK theo đúng quy định và bình đẳng với các môn học khác. Còn việc HS phụ huynh có mua SGK thể dục hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người học.

Có cải thiện được chất lượng của môn học ?

Bản thân ông Quang cũng tham gia viết SGK giáo dục thể chất, ông cho biết sách sẽ cụ thể hóa chương trình, có phần lý thuyết và phần thực hành với rất nhiều hình ảnh để HS làm theo...

Một GV dạy thể dục ở Hà Nội cho biết trước nay việc dạy học thể dục chỉ có tài liệu hướng dẫn GV chứ không có SGK, nhưng cái làm cho HS chán và sợ học thể dục là do điều kiện dạy học. Để dạy, học tốt môn thể dục không phải có sách hay không mà là phải có sân chơi bãi tập, dành thời gian, tạo điều kiện cho HS lựa chọn các bộ môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích và sức khỏe của mình.

Đây cũng là ý kiến của nhiều GV và HS khi cho rằng các trường chưa coi trọng cả cơ sở vật chất lẫn thời gian dành cho môn học này.

Trong khi đó ông Đặng Ngọc Quang cho rằng thiết kế chương trình mới theo hướng có nhiều lựa chọn cho nhà trường và HS. Các trường căn cứ vào điều kiện sân tập, dụng cụ, trang thiết bị dạy học, vào đội ngũ GV, vào đặc điểm khí hậu và đặc thù phong trào thể thao theo vùng miền để lựa chọn các môn phù hợp đưa vào chương trình giảng dạy. Trên cơ sở các môn thể thao nhà trường lựa chọn, HS được lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng khiếu, sở thích của bản thân để học tập.


Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục