(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn có trên 74.000 người tham gia BHYT, đạt 78,95% dân số. Số lượng người tham gia BHYT hộ gia đình trên 5.000 người, chiếm 5,73% dân số. Trong 3 tháng đầu năm nay, toàn huyện có trên 76.000 người tham gia BHYT, đạt 79,74% dân số. Lương Sơn là 1 trong 3 huyện có tỷ lệ người tham gia BHYT thấp nhất tỉnh.

 

Qua đánh giá của ngành BHXH, nguyên nhân số người tham gia BHYT thấp là do các doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa tham gia và tham gia chưa đầy đủ việc đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH có chiều hướng gia tăng và chưa có chế tài xử lý hiệu quả. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT còn thấp so với toàn tỉnh, tập trung ở nhóm học sinh và hộ gia đình ở các xã không được ngân sách Nhà nước cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số khi thực hiện Quyết định số 1049/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giải pháp tổ chức vận động các đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện còn hạn chế. Số lượng y, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp tại Trung tâm y tế huyện chưa đủ để đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân.

 

Đồng chí Hoàng Kim Quy, Chủ tịch UBND xã Hợp Hòa cho biết: Đến hết quý I/2017, cả xã có trên 1.500 người tham gia BHYT, chiếm 62%. Nguyên nhân là do năm 2014, xã đã thoát ra khỏi vùng khó khăn nên không được cấp miễn phí thẻ BHYT đối tượng dân tộc thiểu số. Nhận thức của người dân trong việc tham gia BHYT thấp, còn tâm lý chưa có bệnh chưa cần, phải đến khi đi bệnh viện mới mua thẻ BHYT.

 

Theo đồng chí Đinh Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Tân Vinh, sau khi ra khỏi vùng 135, người dân vẫn còn ý thức trông chờ, ỷ lại Nhà nước có những chính sách hỗ trợ hoặc cấp không thẻ BHYT. Khi tham gia BHYT hộ gia đình cùng một lúc cho tất cả các thành viên gây khó khăn cho tài chính của hộ. Mặt khác, các ngành, đoàn thể ở chưa vào cuộc quyết liệt trong vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT. Kỹ năng tuyên truyền của các chi hội trưởng ở các xóm còn nhiều hạn chế để người dân chưa hiểu hết giá trị BHYT.

 

Đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cho biết: Thời gian qua, ngành BHXH đã tăng cường tuyên truyền bằng các hình thức đối thoại trực tiếp với người dân về chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là việc tham gia BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình. Tổ chức tập huấn, đào tạo cho các nhân viên đại lý BHXH, BHYT các xã, thị trấn. Cấp phát tài liệu, tờ rơi, pa nô, áp phích đến các trạm y tế. Trong khám, chữa bệnh, giám định BHYT, BHXH huyện đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với Trung tâm y tế huyện. 20/20 trạm y tế xã và Phòng khám khu vực đường 21 đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT ban đầu cho người có thẻ BHYT. BHXH huyện đã bố trí 2 viên chức giám định viên thường trực tại Trung tâm y tế huyện và định kỳ kiểm tra các trạm y tế tuyến xã… Do vậy, trong 3 tháng đầu năm 2017, tuy tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng so với năm 2016 nhưng vẫn còn thấp so với toàn tỉnh. Để nâng cao tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT, trong thời gian tới, huyện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các phòng, ban, ngành, tổ chức. Bổ sung, kiện toàn BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT toàn dân, phân công thành viên để đôn đốc chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện Luật BHXH, BHYT. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã, thị trấn. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện công tác thu, giải quyết chế độ cho người tham gia BHXH, BHYT đảm bảo đúng thời gian, tiến độ và quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm.

 

 

                                                                                      Việt Lâm

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục