(HBĐT) - Đầu năm 2016, trong lần về xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu), người dân đã chia sẻ câu chuyện về ngô giống, phân bón của dự án hỗ trợ khi bà con đã gieo trồng xong vụ mùa. Để làm giống vụ sau thì không đảm bảo, đem cho lợn, gà ăn, không được vì ngô giống có tẩm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV).

 

Từ câu chuyện của xóm Hiềng đã nói lên những bất cập trong việc thực hiện đầu tư, hỗ trợ cho bà con. Trong đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, “tắc nghẽn” ở nhiều khâu là một trong những nguyên nhân chính.

 

Cần cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù

 

Nhìn nhận, đánh giá lại những bất cập trong thực hiện Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cũng cho rằng, thủ tục hành chính rườm rà đã làm  hưởng đến việc hỗ trợ cho bà con, nhất là hỗ trợ về sản xuất. Theo đó, khi quyết định đầu tư, hỗ trợ, các xóm, xã phải họp dân, tổng hợp ý kiến để gửi lên huyện, từ huyện mới trình lên tỉnh. Tuy nhiên, “ý dân” thường bị “tắc” vì phải đi qua nhiều cấp, nhiều cơ quan chuyên môn xét duyệt, thẩm định, khi ra quyết định đầu tư thì vụ mùa đã gieo trồng xong ! .

Sau 3 năm triển khai thực hiện, hệ thống cơ sở hạ tầng ở 36 thôn, bản  đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân. ảnh: Đường nội xóm trắc trở, nhỏ hẹp ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu).

 

Để khắc phục tình trạng đó, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng:  Cần căn cứ theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020 để nghiên cứu, ban hành cơ chế đặc thù cho vùng đặc thù. Theo đó, giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư để tránh sự rườm rà về thủ tục hành chính và đầu tư đúng, trúng thời điểm.

 

Về giải pháp, đồng chí Hoàng Quang Minh đề xuất: Đến hết năm 2018, khi Đề án kết thúc giai đoạn 1, trên cơ sở kết quả rà soát các thôn, bản ĐBKK, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc rà soát, xem xét lại các thôn, bản, từ đó đưa ra quyết định mới hỗ trợ cho các xóm ĐBKK. Trong đó, những xóm nào trong giai đoạn 1 đã có những bước chuyển biến tốt thì đưa ra khỏi đề án. Đưa những xóm khó khăn vào để đầu tư, hỗ trợ. Với những xóm đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng sẽ tập trung hỗ trợ về sản xuất.

Đó là câu chuyện sau khi Đề án kết thúc vào năm 2018, còn hiện tại, 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh vẫn rất cần sự đầu tư nhiều hơn nữa từ Đề án. Những ngôi nhà dột nát, phòng học của học sinh, đường giao thông trắc trở, công trình nước sinh hoạt là những danh mục vẫn đang bỏ ngỏ khi hành trình đã đi được 3/5 quãng đường. Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, Đề án cần lắm sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp,  ngành.

 

Bà con ở 36 thôn, bản nghèo cũng cần nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, không trông chờ, ỷ lại và sử dụng hiệu quả những “cần câu” mà Đảng, Nhà nước đã  hỗ trợ.

 

Cơ sở hạ tầng - “nút thắt” cần tháo gỡ

 

Mong có đường thuận lợi, có điện lưới quốc gia, có phòng học khang trang cho con em và hệ thống mương, bai được kiên cố phục vụ sản xuất là mong mỏi nhất của bà con ở các xóm nghèo. Với đường giao thông trắc trở như ở xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hay Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc), việc đi lại trong ngày nắng ráo đã khó khăn, vào mùa mưa thực sự là một thử thách lớn. “Cái khó bó cái khôn”, thật khó để đòi hỏi những người dân nơi đây có những bước tiến nhanh khi con lợn, con gà, củ khoai, củ sắn luôn chịu cảnh bị ép giá.

 

“Nếu có đường thuận lợi, nhiều hộ đã khấm khá hơn nhờ cây luồng rồi”, ông Đinh Công Hiếu, Trưởng xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chia sẻ. Có đường, bà con ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) cũng không phải gùi ngô đi xa hơn 1,5 km lên đường để bán và ngô thu hoạch xong ở xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) không phải chất đống dưới gầm sàn đến nảy mầm vào mùa mưa.

 

Những danh mục đầu tư của Đề án được bà con các xóm nghèo nhận xét là đúng với nhu cầu thực tế và phù hợp với nguyện vọng của người dân. Không ít xóm đã có sự đổi thay đáng ghi nhận sau 3 năm nhận được sự đầu tư, hỗ trợ từ Đề án. Nếu Đề án về đích theo đúng lộ trình đã đề ra  thực sự là cuộc cách mạng đối với những xóm ở nơi thâm sơn, cùng cốc. Là “đòn bẩy” để họ khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, biến những khó khăn thành thế mạnh, từng bước XĐ-GN, làm giàu trên chính quê hương mình.

 

                                                                        Viết Đào

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục