(HBĐT) - Trong chuyến công tác đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, chúng tôi ghé thăm Đà Nẵng, thưởng thức cảnh đêm trên sông Hàn thơ mộng và khám phá vẻ đẹp của cây cầu Rồng nổi tiếng đang ngự giữa dòng. Đêm ở sông Hàn thong dong trên cầu ngắm rồng phun lửa, phun nước thật tuyệt vời.


Cầu Rồng là minh chứng lịch sử cho sự kiện kỷ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, là niềm tự nào của người dân Đà Thành. Với vị trí nằm bắc qua sông Hàn, cây cầu sừng sững, nổi bật giữa trung tâm thành phố. Cầu được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng. Được thiết kế theo kiến trúc mang hình dáng một con rồng thời Lý như vươn mình bay ra biển lớn, một ý tưởng độc đáo thể hiện khát vọng ngày càng phát triển lớn mạnh của Đà Nẵng và tượng trưng cho nghệ thuật theo lối kiến trúc mới. Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn. Sự hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530 m, nặng 8.405,1 tấn và phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng nặng 118,9 tấn… Cầu có chiều dài lên tới 666m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng 37,5 m, có thể chia 6 làn xe chạy song song một lúc. Công trình đảm bảo độ bền vững nhờ sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.


Lý thú cảnh tượng cầu Rồng Đà Nẵng phun lửa vào mỗi tối cuối tuần, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến xem.

Điểm đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Con rồng của Đà Thành không chỉ đẹp mà còn có khả năng phun lửa, phun nước định kỳ. Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Anh Hoàng Việt Anh, quê gốc ở tỉnh Hòa Bình đã định cư tại Đà Nẵng được 4 năm cho biết: "ở Đà Nẵng nhiều năm, việc ngắm rồng phun lửa, phun nước đối với tôi không còn xa lạ. Lần nào tôi cũng đưa cả gia đình đến đó xem rồng vì bọn trẻ thích lắm. Người địa phương và du khách đến xem chật cứng cầu, thế nhưng không bao giờ xảy ra chuyện chen lấn xô đẩy. Các gia đình, từng nhóm thanh niên tụ lại thành từng tốp chờ thời khắc rồng phun nước, phun lửa cứ như lúc đợi pháo hóa đêm giao thừa vậy”. Hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cộng hưởng trong bán kính 300 m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hóa… đan xen biểu diễn với nhau tạo nên vũ điệu đặc sắc và mới lạ cho cầu rồng Đà Nẵng. Nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng đó thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, từ 21h sẽ có sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng rồng.

Cầu Rồng cũng góp phần không nhỏ để các phương tiện đi lại theo trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê, Non Nước… tạo thuận lợi cho du khách khi đến với thành phố mỹ miều này. Đây cũng là một trong những điểm du lịch thúc đẩy GDP của thành phố tăng mỗi năm, tạo thu nhập cho người dân xung quanh cầu kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, cầu Rồng còn lọt tốp 30 cây cầu đẹp nhất hành tinh, thu hút số lượng lớn khách du lịch ngoại quốc.


Thanh Sơn


Các tin khác


Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục