(HBĐT) - Từ sau thành công của huyện Yên Thủy đối với công tác dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT), BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 35, ngày 22/12/2017 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐ, ĐT. UBND tỉnh có Kế hoạch số 141, ngày 6/11/2018 về kế hoạch DĐ, ĐT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện. Trong đó, chú trọng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DĐ, ĐT, vận động Nhân dân tự nguyện, tự giác thực hiện.
Bài 1 - Thành công bước đầu trong thực hiện dồn điền, đổi thửa

                                                             Bài 2 - Tháo gỡ những vướng mắc trong dồn điền, đổi thửa

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã DĐ, ĐT được gần 4.829 ha, chiếm 6,03% tổng diện tích đất trồng trọt cả tỉnh. Công tác DĐ, ĐT chủ yếu triển khai trên diện tích đất trồng lúa. Một số địa phương thực hiện tốt công tác này như: Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn...

 

Sau dồn điền, đổi thửa, nông dân sản xuất trên cánh đồng xóm Bợ, xã Yên Phú (Lạc Sơn) thuận lợi trong gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch lúa. 


Xuất hiện cách làm sáng tạo

Cánh đồng xóm Bợ, xã Yên Phú (Lạc Sơn) ở vụ chiêm xuân này "thẳng cánh cò bay", không còn hiện trạng manh mún, nhấp nhô bờ vùng, bờ thửa. Ông Quách Văn Tình, Trưởng xóm phấn khởi cho biết: Xóm mới triển khai từ năm 2019, trên diện tích 28/32 ha. Qua tuyên truyền, vận động, thuyết phục, công tác DĐ, ĐT được người dân đồng thuận thực hiện. Đặc biệt, sau 2 vụ sản xuất, bà con càng thấy rõ những lợi ích từ DĐ, ĐT mang lại. Trước đây, mỗi hộ có từ 5-7 mảnh ruộng manh mún, thậm chí tách rời nhau. Nay, vẫn với diện tích đó nhưng liền một thửa, thuận tiện cho tất cả các khâu, từ trồng cấy, chăm sóc, đến thu hoạch. Mỗi thửa ruộng của xứ đồng xóm Bợ hiện có diện tích đồng đều khoảng 1.000 -1.300 m2. Các ruộng triển khai cấy cùng một trà lúa, thậm chí trồng cùng một loại giống lúa, cùng một quy trình chăm sóc, công vận chuyển, chi phí sản xuất nhờ đó giảm đi nhiều.

Việc DĐ, ĐT không chỉ thực hiện ở những địa phương có địa hình đồng đất tương đối bằng phẳng, mà còn được vận dụng theo hình thức sáng tạo tại một số địa bàn không thuận lợi. Đơn cử tại huyện vùng cao Đà Bắc, trong năm 2019 đã áp dụng hình thức "đổi thửa nhưng không dồn điền". Theo đồng chí Bùi Khắc Vinh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, với đặc thù điều kiện tự nhiên, nhiều ruộng bậc thang, cách thức này giúp không phải san ủi mặt bằng, giảm chi phí. Theo đó, đưa các thửa ruộng của cùng một hộ về cùng một khu, để thuận lợi hơn trong canh tác của mỗi gia đình, giúp hộ dân thuận lợi trong việc điều tiết nước, đưa giống, vật tư phân bón xuống ruộng. Qua vận dụng hình thức này, huyện Đà Bắc cũng đã giải quyết được thực tiễn DĐ, ĐT đối với những cánh đồng, bưa bãi có độ chênh lớn, khó có khả năng cải tạo mặt bằng. Diện tích ruộng đất "đổi thửa nhưng không dồn điền" đến nay đạt 30/50 ha theo kế hoạch tại các xã: Tú Lý, Tân Pheo, Đồng Chum, Mường Chiềng.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV tỉnh ghi nhận: Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện cách làm sáng tạo trong thực hiện DĐ, ĐT. Một là "đổi thửa nhưng không dồn điền" áp dụng đối với những thửa có độ cao chênh lệch, việc san ủi không khả thi, chi phí tốn kém. Hai là "dồn điền nhưng không đổi thửa" đối với những cánh đồng bằng phẳng, khá đồng đều về diện tích. Các hộ chỉ cần phá bỏ các bờ mương, bờ bai, để tạo thành thửa ruộng lớn, ruộng của hộ nào vẫn của nhà đấy, cùng gieo chung một trà giống, một quy trình sản xuất, dùng cọc tiêu đóng dấu, phân định ruộng của từng hộ. Tuy nhiên, hình thức tốt nhất vẫn là DĐ, ĐT, để đảm bảo diện tích đủ lớn, đáp ứng điều kiện đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.

Tạo đà cho sản xuất nông sản quy mô lớn

Để có được cánh đồng bằng phẳng có diện tích 7-8 ha, các hộ dân tổ 9, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) đã đồng thuận lựa chọn hình thức "dồn điền nhưng không đổi thửa", tự giác phá bỏ các bờ thửa, chỉ để lại 2 bờ chính, cắm cọc định vị. Trên cùng một xứ đồng, cùng đặc điểm đất đai, các hộ thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, cấy cùng giống lúa, cùng ngày, cùng chế độ nước, dinh dưỡng, đưa máy cấy, máy gặt lúa vào đồng ruộng. Cũng theo cách thức trên, các hộ dân xóm Đồng Lau, xã Cao Sơn (Lương Sơn) tiến hành kè bờ, triển khai công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau vụ lạc chuyển tiếp sang trồng ngô, làm tăng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác. Cùng giống, cùng áp dụng quy trình sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thành quả mà các hộ chung một cánh đồng có được đồng đều, giá trị sản phẩm cũng được nâng lên, đồng thời, tạo vùng sản xuất quy mô lớn, thực hiện theo hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

Gần đây nhất, tại cánh đồng Bất, thôn Trạo, xã Hợp Tiến (Kim Bôi), với diện tích đã dồn, đổi quy mô 40 ha. Bà con nông dân chủ yếu trồng lúa tập trung, một phần diện tích thâm canh rau, màu. Trên cơ sở đồng ruộng đã DĐ, ĐT, mô hình máy bay phun thuốc không người lái công nghệ 4.0 (UAV) đã được trình diễn tại cánh đồng. Việc phun thuốc đồng đều, điều khiển tự động, bảo vệ sức khỏe nông dân, rút ngắn thời gian phun thuốc chỉ mất khoảng 10 phút/ha, tương đương với công sức của 28 - 30 người. Điều này lần nữa minh chứng DĐ, ĐT là "chìa khóa" mở lối cho công nghệ tiến vào.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá: DĐ, ĐT đã và đang tạo điều kiện xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, tạo ra vùng sản xuất sản phẩm lợi thế, tập trung, trọng điểm, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0. Mặt khác, việc cải tạo vườn tạp được thực hiện theo hướng vườn chuyên canh trong vùng chuyên canh. Chuyển đổi mạnh mẽ diện tích đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả, sang sản xuất nông sản hàng hóa có giá trị cao như ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi, dược liệu phục vụ chế biến.     

 (Còn nữa)


Bùi Minh

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục