(HBĐT) - Năm 2021 là một năm đặc biệt với mọi địa phương trên cả nước bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, tác động tiêu cực và ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến đời sống KT-XH. Vượt lên thử thách, cam go, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ, giúp tỉnh tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc. Những kết quả quan trọng, đáng khích lệ trên toàn hệ thống, ở nhiều lĩnh vực mà tỉnh đạt được đã đóng góp vào mục tiêu, nhiệm vụ phấu đấu của cả nước.



Cán bộ LĐ-TB&XH thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) hướng dẫn lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 làm thủ tục hồ sơ hỗ trợ chính sách. 

Nhìn vào con số hàng triệu người nhiễm, hàng chục nghìn ca tử vong do Covid-19 trong cả nước chưa đủ thấy hết những mất mát, tổn thương gây ra bởi đại dịch gây ra. Năm 2021, tỉnh đối mặt với những khó khăn, thử thách bao trùm.

Người lao động gặp khốn khó

Dịch Covid-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình cảnh không có việc làm, nhiều người trong số họ buộc phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức, không ổn định, thiếu bền vững. Năm 2021, huyện Tân Lạc đã  chi trả cho 15 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và ngừng việc. Thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với 59 doanh nghiệp, hỗ trợ chính sách cho 1.306 người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền 2,76 tỷ đồng. Liên quan đến diễn biến dịch bệnh, hàng nghìn người, chủ yếu là lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp ngoài tỉnh về địa phương đến nay vẫn chưa đi làm trở lại. 

Với số công dân đi làm xa tại các tỉnh, thành phố trên cả nước lên đến hơn 20.000 người, huyện Lạc Sơn là địa phương gặp nhiều áp lực trong giải quyết việc làm cho lao động trong tình hình dịch bệnh. Số lao động hiện đang ngừng, nghỉ việc chủ yếu về từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (Đồng Nai, Bình Dương) với khoảng trên 1.200 trường hợp. Trong năm, các ngành chức năng của huyện đã phối hợp với các gia đình tổ chức đón lao động trở về từ vùng dịch đưa đi cách ly theo quy định. Triển khai hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/QĐ-TTg đối với 17 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động với tổng số tiền trên 63 triệu đồng, tiếp nhận 5 bộ hồ sơ hỗ trợ hộ kinh doanh, 91 hồ sơ hỗ trợ lao động tự do.

Đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chia sẻ: Dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến việc làm, giảm thu nhập của người lao động. Một số doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh (SXKD) bị ảnh hưởng dịch dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy, thiếu nguyên liệu sản xuất, không có công trình xây dựng, chưa kể có những thời điểm các DN vận tải tạm dừng hoạt động. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN trong và ngoài tỉnh ít. Một số hoạt động giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động bị tạm dừng nên hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động hiệu quả chưa cao. Người lao động được tuyển chọn, hoàn thành khoá đào tạo và thi đỗ đơn hàng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng còn thấp. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thị trường lao động tại Nhật Bản,   Hàn Quốc, Đài Loan tạm dừng, đóng cửa… 

Đời sống xã hội bị ảnh hưởng lớn 

Trong năm 2021, cùng với việc phải tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu, có 2 địa phương của tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 là Lương Sơn và TP Hoà Bình. Một số địa phương cũng chủ động giãn cách theo chỉ thị. 

Trải qua hơn 60 ngày thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt để kiểm soát dịch sẽ là ký ức không quên đối với mọi người dân trên địa bàn huyện Lương Sơn. Các DN, công ty phải thực hiện "3 tại chỗ”, "một cung đường, hai điểm đến”, hàng quán dịch vụ đóng cửa, các chốt kiểm soát được thiết lập dày đặc, mọi người dân quán triệt tinh thần giãn cách "ai ở đâu ở đấy”, tuyệt đối không di chuyển khỏi địa bàn cư trú, không ra khỏi nhà sau 21h đến trước 5h ngày hôm sau…

Theo tổng hợp của huyện Lương Sơn, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, trên địa bàn huyện có 307 DN với hơn 7.000 công nhân, lao động bị ảnh hưởng. Trong đó, 152 DN ngừng, nghỉ hoạt động, hơn 1.800 lao động mất việc làm, 155 DN với trên 5.300 lao động hoạt động mang tính chất cầm chừng. Toàn huyện có hơn 5.500 lao động tự do không có thu nhập trong thời gian giãn cách. Ngoài ra, một số trường hợp phải cách ly tập trung, người địa phương khác qua chốt kiểm soát dịch của huyện gặp khó khăn, cần hỗ trợ.

Không riêng trong thời gian giãn cách xã hội, sự tác động của dịch Covid-19 đến đời sống xã hội nặng nề cùng diễn biến mùa dịch. Kể cả hiện nay, dù sức mua trên thị trường đã có dấu hiệu tăng nhưng hoạt động SXKD thương mại, dịch vụ vẫn khá thận trọng. Một số hàng quán đóng cửa nhiều ngày chưa mở cửa trở lại, hoặc do "đuối sức” mà phải đóng cửa, trả lại mặt bằng kinh doanh, kết thúc hợp đồng. Anh Nguyễn Tiến Dũng, hộ kinh doanh ẩm thực trên đường Đà Giang (TP Hoà Bình) cho biết: Tuy đã hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, nhưng công suất phục vụ của nhà hàng chỉ đạt 35 - 40%. Một mặt do lượng khách còn khá e dè, một mặt là nhà hàng triển khai các biện pháp hạn chế tiếp xúc gần, tập trung đông người.

Chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nghiêm trọng, kéo dài nhất là lĩnh vực du lịch. Trong nhiều tháng dịch bệnh bùng phát, do không tổ chức đón khách nên người dân ở các điểm du lịch cộng đồng mất đi nguồn thu nhập. Lao động làm việc trong ngành du lịch phải nghỉ việc không lương. Toàn tỉnh có tới 95% doanh nghiệp, cơ sở lưu trú phải đóng cửa. Vắng bóng du khách, thị trường du lịch "đóng băng”, cơ sở vật chất xuống cấp, những dịch vụ kèm theo như vận tải, nhà hàng, điểm vui chơi phải tạm ngừng, đồng nghĩa với việc lao động cả trực tiếp và gián tiếp đều mất nguồn sinh kế. Năm 2021, doanh thu từ hoạt động du lịch không đạt mục tiêu đề ra, tổng khách đạt 1,55 triệu lượt, giảm 21,9%; tổng thu từ khách du lịch 1.300 tỷ đồng, giảm 31,1% so với năm trước.

Qua đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021 của Tỉnh uỷ, mặc dù dịch Covid-19 trên địa bàn được khống chế nhưng các biện pháp phòng dịch, hạn chế tiếp xúc, cách ly xã hội đã ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, SXKD của các DN và nhà đầu tư. Các lĩnh vực du lịch, vận tải tiếp tục gặp khó khăn, hoạt động thương mại bị gián đoạn. 128 DN đăng ký tạm ngừng SXKD, 42 DN giải thể tự nguyện. 5/21 chỉ tiêu không đạt nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021 đề ra, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập bình quân đầu người; năng suất lao động; tổng đầu tư toàn xã hội; tỷ lệ người dân tham gia BHYT.

Tỉnh đã triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn. Đến nay, đã hỗ trợ 2.967 đơn vị sử dụng lao động, 172 hộ gia đình, 110.223 người lao động với tổng kinh phí trên 103 tỷ đồng. Kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cùng một số chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

(Còn nữa)      

Nhóm P.V Phòng Văn hoá - Xã hội


 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục