(HBĐT) - Hàng chục hộ dân khu Lục Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi) đang sống trong lo sợ, thấp thỏm vì hoạt động của mỏ đá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.


Hoạt động nổ mìn của mỏ đá Phát Đạt làm đá văng thủng mái tôn của gia đình ông Bạch Hồng Sơn, khu Lục Đồi,  thị trấn Bo (Kim Bôi) ngày 26/2/2023.

Đưa chúng tôi đến xem hậu quả của tình trạng đá văng, khói bụi, ông Bạch Hồng Sơn, nhà đối diện mỏ đá của Công ty TNHH MTV Phát Đạt bức xúc: Tâm lý người dân rất lo lắng mỗi khi mỏ đá hoạt động. Đợt nổ mìn vào 11h ngày 26/2 mới đây, cả xóm tiếp tục rung chấn, nhiều đá văng vào nhà dân, sau đó là khói bụi bao trùm không thể thở được. Gia đình tôi bị đá văng đâm thủng mái tôn thành một lỗ rộng tới 30 cm, rồi đá rơi xuống nền sân vương khắp nơi. Sau nổ mìn là khói bụi, tiếng ồn do hoạt động của mỏ đá. Tình trạng đá nổ, rung chấn nhà dân, làm nứt tường nhà, gây tâm lý hoang mang đã tồn tại từ lâu nay. Mỏ đá hoạt động sát khu dân cư từ nhiều năm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Trước đó, gia đình ông Sơn đã chứng kiến nhiều vụ việc đá văng suýt mất mạng người. Vài năm trước, mấy đứa cháu của ông Sơn chơi đùa trong sân nhà thì mỏ đá nổ mìn ầm ầm, đất đá văng sang, có những viên đá lớn văng trúng ô tô làm vỡ kính. Có lần đang ngồi trong nhà, đá to bằng nửa phích nước văng trúng gốc cây, giả sử đá văng vào người có thể mất mạng. 

Tiếp tục đưa chúng tôi đi những gia đình xung quanh đều ghi nhận tình trạng nhà nứt do hoạt động nổ mìn của mỏ đá Phát Đạt. Ngôi nhà chị Bùi Thị Nghĩa không đếm nổi vết nứt, chị cho biết: Mỗi khi mỏ đá nổ mìn là cả khu vực rung lên, không biết tường sập, nhà đổ lúc nào.

Nhà anh Phạm Văn Toàn mới xây cạnh đó cũng xuất hiện những vết nứt trên tầng. Anh Toàn bức xúc: Mỏ đá hoạt động khiến đá văng rất nguy hiểm và gây rung lắc, rạn nứt, nguy cơ đổ tường, sập nhà. Người dân trong khu vực khẩn thiết đề nghị Nhà nước có biện pháp xử lý triệt để hoạt động của mỏ đá để các hộ có cuộc sống bình yên. 

Bà Bùi Thị Lý, hộ dân nằm trong khu vực ảnh hưởng của mỏ đá cho biết: Mỏ đá này hoạt động từ nhiều năm và ngần đó thời gian người dân phải chịu khói bụi bao phủ do hoạt động nổ mìn, nghiền sàng. Nhiều người suýt mất mạng vì đá văng. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên tỉnh, cũng có cán bộ về kiểm tra, xác minh, song đến nay những hậu quả mỏ đá gây ra chưa được giải quyết.

Theo quan sát của phóng viên, mỏ đá Phát Đạt chỉ cách nhà của các hộ dân hơn 100 m. Có khoảng 30 hộ khu vực Lục Đồi, thị trấn Bo bị ảnh hưởng trực tiếp do dư chấn nổ mìn và khói bụi khi mỏ đá hoạt động. Đồng chí Vũ Hồng Cường, Chủ tịch UBND thị trấn Bo cho biết: Chúng tôi đã nhận được phản ánh của người dân về hoạt động của mỏ đá ảnh hưởng đến cuộc sống. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần xuống kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động, xử lý vi phạm, song vẫn chưa được khắc phục triệt để. Chính quyền cũng mong các cơ quan chức năng sớm rà soát, kiểm tra, xử lý theo quy định đối với hoạt động của mỏ đá để người dân có cuộc sống bình yên.

Đồng chí Bùi Duy Hưng, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Kim Bôi cho biết: Tháng 10/2009, Công ty TNHH MTV Phát Đạt được cấp giấy phép khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường. Diện tích khu vực khai thác là 2 ha, trữ lượng đá vôi khai thác ở cấp 121 là 915.272 m3, thời hạn khai thác 30 năm. Trong quá trình hoạt động, mỏ đá từng bị xử lý do vi phạm về vị trí khai thác trong mỏ không đúng theo thiết kế, các công trình xử lý môi trường chưa đảm bảo quy định, việc nổ mìn khiến đá văng ra khu vực xung quanh gây thủng mái nhà dân… Phòng TN&MT đã nắm được thông tin về hoạt động của mỏ đá Phát Đạt gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân khu Lục Đồi, thị trấn Bo, hiện đang tham mưu cho chính quyền, phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh hoạt động của mỏ đá theo quy định.

P.V


Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên địa bàn tỉnh có những khó khăn đặc thù.  Cả tỉnh có 8 KCN được quy hoạch, trong quá trình triển khai đều gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), các thủ tục theo quy định. 

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 1 - Chỉ số cải cách hành chính xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo.  Đó là đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh về kết quả chỉ số CCHC năm 2022. Nhìn tổng thể, từ năm 2016 - 2022, chỉ số CCHC của tỉnh luôn tăng về điểm số, trong 7 năm đã tăng 14,18%. Năm qua, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục