"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).


Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Các cơ quan T.Ư; Nguyễn Tường Lâm, Bí thư BCH T.Ư Đoàn khởi công xây dựng "Nhà nhân ái” cho gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Phong Phú (Tân Lạc).

Phong trào thanh niên tình nguyện  lan tỏa, thiết thực

Tỉnh Đoàn Hòa Bình đã lựa chọn chủ đề Tháng Thanh niên năm 2024 là "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”. Chủ đề thể hiện tính hành động cao, vai trò tiên phong của tuổi trẻ, tạo không gian và động lực để đoàn viên, thanh niên trong tỉnh cống hiến sức trẻ, trí tuệ, tài năng với cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Chính vì vậy, phong trào tình nguyện thanh niên cũng như hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, làm đẹp thêm tinh thần dân tộc. 

Trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh tích cực nâng cao tính sáng tạo, hiệu quả trong các phong trào tình nguyện nhằm nâng cao vai trò điều phối, kết nối, dẫn dắt, định hướng của Đoàn, Hội đối với các hoạt động tình nguyện tại địa phương. Tiêu biểu như chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2023, các huyện, thành đoàn đã tổ chức nhiều chương trình tình nguyện có ý nghĩa như: "Tết ấm - Xuân vui", "Gói bánh chưng xanh - gói trọn yêu thương”, "Tết yêu thương năm 2023”…; phối hợp các tổ chức tình nguyện trong và ngoài tỉnh tặng hơn 8.500 suất quà, gồm nhu yếu phẩm, chăn ấm, quần áo, sách vở, bánh chưng… cho các hộ chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, công nhân tại các khu công nghiệp, tổng trị giá trên 3,5 tỷ đồng. Tổ chức lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong khuôn khổ chương trình đã trao tặng 10 tỷ đồng từ nguồn vốn 120; mô hình sinh kế giảm nghèo trị giá 1 tỷ đồng; 1 công trình "Thắp sáng đường quê”, 1 nhà nhân ái, 1 sàn nông sản trên vũ trụ ảo Metaverse, 1 sân chơi cộng đồng, 3 nhà vệ sinh cho em; tổng trị giá 11,795 tỷ đồng. 


Đoàn Thanh niên phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) ra quân vệ sinh môi trường hưởng ứng ngày cao điểm xây dựng văn minh đô thị.

Các hoạt động tình nguyện trên quy mô lớn, triển khai đồng loạt đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân tham gia. Trong Tháng Thanh niên năm 2023, trên cơ sở 8 chỉ tiêu đăng ký với Trung ương Đoàn, 8/8 chỉ tiêu thực hiện đạt mức đề ra (6/8 chỉ tiêu vượt). Các cấp bộ Đoàn xây dựng được 80 công trình thanh niên, trị giá 1,775 tỷ đồng; tổ chức thu gom 34 tấn rác thải, trồng 109.130 cây xanh các loại; duy trì 33 tuyến đường thanh niên kiểu mẫu "Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn" tại các thôn, xóm; dọn dẹp vệ sinh môi trường 40 km đường giao thông nông thôn, xóm, tổ dân phố…, thu hút trên 43.000 lượt ĐVTN tham gia, hưởng ứng. Tại chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023, Trung ương Đoàn, Hội LHTN Việt Nam đã trao 80 suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và học sinh vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện; hỗ trợ kinh phí xây mới 2 điểm trường tại huyện Đà Bắc, Lạc Sơn với tổng trị giá 400 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí xây dựng 3 công trình "Ngôi nhà hạnh phúc", tổng trị giá 240 triệu đồng; trao tặng 1 phòng máy tính cho em; xây dựng công trình thanh niên đoạn đường thắp sáng đường quê - năng lượng xanh trị giá 50 triệu đồng. 

Hoạt động tình nguyện trên địa bàn tỉnh không chỉ được bổ sung thêm nhân lực mà còn có thêm nguồn lực vật chất để triển khai nhiều hoạt động vì cộng đồng. Bên cạnh các chiến dịch tình nguyện, các cấp bộ Đoàn tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, an sinh xã hội, tập trung vào các hoạt động đền ơn - đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà, hiến máu tình nguyện, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, sửa chữa nhà... cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, chăm lo trẻ em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hướng đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Các chương trình, chiến dịch tình nguyện được thực hiện hiệu quả, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Đa dạng hoạt động trong Tháng Thanh niên năm 2024

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp Đoàn Khối Các cơ quan Trung ương tổ chức lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn và khởi động Tháng Thanh niên năm 2024; triển khai các hoạt động an sinh xã hội; khởi công, khánh thành các công trình, phần việc thanh niên. Chương trình đã trao tặng 20 suất quà cho hộ hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tân Lạc; 70 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 10 suất quà cho hộ chính sách; trao tặng 2 công trình "Nhà nhân ái" cho hộ có hoàn cảnh khó khăn, tổng trị giá 100 triệu đồng; tặng 1 sân chơi trị giá 50 triệu đồng cho thiếu nhi huyện Tân Lạc; hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 ngôi nhà Khăn quàng đỏ và 1.000 phần quà thiếu nhi, tổng trị giá trên 400 triệu đồng; trao tặng 1 công trình "Thắp sáng đường quê bằng năng lượng xanh”; tặng 5.000 cây đào phai; trao tặng 10 máy tính hỗ trợ cán bộ đoàn xã địa bàn khó khăn; khám bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà 400 trẻ em xã Vân Sơn; tặng 2.000 đầu sách tham khảo, xây dựng tủ sách thiếu nhi vùng cao trị giá 80 triệu đồng cho các em thiếu nhi thuộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo 10/10 đoàn cấp huyện phối hợp tổ chức lễ tiễn tân binh và lễ đón thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. 

Em Bùi Văn Thế ở xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), 1 trong 2 trường hợp hoàn cảnh khó khăn được trao tặng Nhà nhân ái xúc động chia sẻ: Em rất vui và hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các bác, cô, chú và anh chị đã hỗ trợ gia đình em xây dựng ngôi nhà mới. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ công việc nhà để không phụ sự kỳ vọng, tin tưởng của những tấm lòng hảo tâm đã giúp đỡ em và gia đình. 

Theo kế hoạch, trong Tháng Thanh niên năm 2024, Tỉnh Đoàn tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, hướng đến cộng đồng và xã hội như: Triển khai "Ngày cao điểm tình nguyện xây dựng đô thị văn minh”, tổ chức đồng loạt "Ngày cao điểm chung sức xây dựng nông thôn mới” và ngày Chủ nhật xanh, ngày cao điểm "Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”, hoạt động gặp mặt, thể thao của cán bộ đoàn kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, "Ngày Đoàn viên” cấp tỉnh... 

Đồng chí Nguyễn Duy Tư, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh cho biết: Phong trào tình nguyện là môi trường rèn luyện, giáo dục đoàn viên, thanh niên về kỹ năng xã hội, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho thanh niên. Hình ảnh những thanh niên khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện đã trở thành hình ảnh gần gũi, thân thương đối với nhân dân và cộng đồng trên khắp cả nước. Đó là minh chứng sống động về vai trò sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới, chung tay góp sức trẻ để chia sẻ những khó khăn cùng cộng đồng, mang lại hình ảnh đẹp của tuổi trẻ thế hệ hôm nay.


Hoàng Dương

Chú trọng chủ trương "3 liên kết" 

Nguyễn Như Quỳnh

Trưởng Ban Phong trào Tỉnh Đoàn 

Chủ trương "3 liên kết” (liên kết lực lượng, liên kết địa bàn, liên kết cộng đồng) do Ban Bí thư Trung ương Đoàn triển khai là việc tổ chức liên kết lực lượng thanh niên với nông dân, công nhân, phụ nữ, công an, quân đội…; liên kết nông thôn, đô thị, vùng, miền, địa phương; liên kết tổ chức Đoàn với các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tự phát, các tổ chức, cá nhân… "3 liên kết” nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 

Thực hiện chủ trương "3 liên kết” trong năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã xây dựng chương trình công tác năm gắn với các nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện của Đoàn - Hội các cấp. Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ và cao điểm, quán triệt thực hiện, nghiên cứu tổ chức chuỗi hoạt động triển khai chủ trương "3 liên kết”. Tập trung nguồn lực, đưa các đội hình thanh niên tình nguyện về những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đã ban hành kế hoạch triển khai công trình thanh niên cấp tỉnh kỷ niệm 10 năm "Năm thanh niên tình nguyện” và chào mừng Đại hội Hội LHTN Việt Nam các cấp với các công trình: 10 đoạn đường giao thông nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, 7 Nhà nhân ái hỗ trợ thanh niên công nhân, thanh thiếu nhi vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện chủ trương "3 liên kết” trong vận động các nguồn lực, thu hút, liên kết các lực lượng để triển khai thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu trọng tâm công tác năm 2024. 

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động

Bùi Tiến Thành,

Bí thư Huyện Đoàn Yên Thủy 

Trong thời đại công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu, khách quan. 

Với lợi thế là lực lượng đoàn viên, thanh niên trẻ, nhanh nhạy với công nghệ, trong những năm qua, Huyện Đoàn Yên Thuỷ luôn chú trọng áp dụng tích cực mạng xã hội để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới giáo dục trong đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi như: tổ chức các cuộc thi trực tuyến, hướng dẫn cơ sở đoàn nhập dữ liệu đoàn viên trên phần mềm quản lý đoàn viên của Trung ương Đoàn; xây dựng các infographic truyền thông, sử dụng mạng xã hội facebook, zalo là một trong những kênh truyền thông của Đoàn, triển khai mô hình thuyết minh viên tự động (đặt các bảng có mã QR để giới thiệu thông tin về các điểm địa chỉ đỏ), sử dụng mã QR tại đại hội Đoàn để quét nhận tài liệu. Có thể thấy rằng, khi ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của Đoàn thì việc triển khai đến các đối tượng rộng rãi hơn, tiết kiệm hơn về thời gian, chi phí… 

Tạo môi trường hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Nguyễn Thị Mai Linh,

Bí thư Đoàn phường Thái Bình (TP Hòa Bình) 

Hiện nay, các mô hình kinh tế thanh niên trên địa bàn thành phố hoạt động khá hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành nghề và tăng trưởng chung của địa phương. 

Thanh niên mong muốn các cấp bộ Đoàn hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, tập trung vào các hoạt động: Tìm kiếm, sàng lọc và củng cố các ý tưởng khởi nghiệp có tiềm năng; hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh, khởi nghiệp cho thanh niên; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp (kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, marketing, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng...); tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thanh niên mới khởi nghiệp; giới thiệu, tư vấn, kết nối cho thanh niên có ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp tham quan thực tế các nhà máy, doanh nghiệp điển hình trong từng lĩnh vực, ngành nghề; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh theo chuỗi giá trị trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương. 

 


Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục