Em Hà Thị Thắm (áo hồng) - một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó.

Em Hà Thị Thắm (áo hồng) - một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó.

(HBĐT) - “Nếu đặt mình vào chỗ của Hà Thị Thắm thì chưa chắc tôi đã có đủ bản lĩnh, nghị lực để vươn lên theo đuổi ước mơ con chữ như em”, cô giáo Lưu Thị Thu Hương, Chủ nhiệm lớp 10A1 trường PTTH Đà Bắc, huyện Đà Bắc đã không ít lần đã dành thái độ cảm phục, trìu mến cho cô học trò nhỏ có khuôn mặt sáng với đôi mắt trong veo đang ngồi ở phía đối diện...

 

“Cũng chỉ vì nhà nghèo, vì không có tiền để đi học nên em chỉ có một ước mơ đó là được đi học”. Đó câu nói đầu tiên mà Hà Thị Thắm đã nói với chúng tôi. Cái ước mơ, nói đúng hơn là cái khát khao con chữ đã thôi thúc Thắm học. “Dù nhà nghèo nhưng cháu sẽ quyết tâm học đến nơi đến chốn”, Thắm nói. Gia đình Thắm ở xã Tân Minh. Cuộc sống vốn đã khó khăn lại càng thêm khó khăn khi mẹ em đau ốm do căn bệnh tim bẩm sinh. Mẹ đau yếu, Thắm thay mẹ chăm các em rồi lại đỡ đần bố chăm lo cho cả gia đình. Vì nhà nghèo và thương bố nên từ khi học lớp 4, lớp 5 Thắm đã phải ra đồng thay mẹ chăm mạ, cấy lúa. Đến khi lên lớp 7 thì Thắm cũng đã biết gặt lúa giúp bố.

 

Nhà nghèo nhưng cả 3 chị em Thắm đều ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành. Từ khi học lớp 1 đến khi học hết cấp II, năm nào Thắm cũng mang giấy khen về nhà. 2 đứa em của Thắm là Hà Thị Thoả và Hà Văn Thiên cũng vậy. Noi gương chị, cả 2 đứa em cũng đều học giỏi. Nói chuyện với chúng tôi, anh Hà Văn Thu - bố Thắm thỉnh thoảng lại quay mặt sang hướng khác để giấu vội những giọt nước mắt chảy từ hai hốc mắt trũng sâu: Năm nào cũng vậy, cứ cuối năm là cả 3 đứa đều tíu tít mang giấy khen về. Nhìn các con vui mà mình cứ nghĩ những tấm giấy khen đó là dành cho mình. Cũng mừng là cả 3 chị em đều hiểu hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đã quyết tâm vươn lên học tốt.

 

Ở các xã vùng cao của huyện Đà Bắc nói chung và xã Tân Minh nói riêng, thường thì học sinh chỉ học đến hết THCS rồi nghỉ học ở nhà đi làm nương rẫy hoặc theo nhau rời làng, rời xóm đi làm ăn xa. Thậm chí có đứa buông sách bút chưa bao lâu lại vướng vào chuyện chồng con. Chẳng mấy người theo học hết THPT. Nhưng riêng Thắm lại nghĩ khác: phải học để mình còn có cơ hội vươn lên thoát nghèo. Học để trở thành người có ích cho xã hội. Điều này, Thắm cũng đã nhiều lần tâm sự với bố, mẹ và các em. Bố, mẹ Thắm nghe con nói, cũng đã lén giấu đi những giọt nước mắt bởi cái nghèo đã làm họ cảm thấy bất lực trước cả những khát khao con chữ của những đứa con. Còn Thắm thì luôn quyết tâm: Dù giá nào cũng phải đi học, ít nhất là cũng phải học hết cấp III...

 

Để thực hiện cái khát khao được học, Thắm đã rời ngôi nhà liêu xiêu mái cọ về trường PTTH Đà Bắc để đi tiếp con đường mình đã chọn. Hành trang của cô bé ngày về trường chỉ là ước mơ còn đang ở phía trước. “Nhà trường có hơn 600 học sinh với 600 điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Nhưng trong số hơn 600 học sinh của nhà trường thì trường hợp của em Hà Thị Thắm là trường hợp đặc biệt nhất. Không mặc cảm với hoàn cảnh của mình, em vượt qua mọi khó khăn. Vừa học vừa lao động tự mình nuôi bản thân và phục vụ học tập”, Cô giáo Phan Thùy Dung, Hiệu trưởng Trường PTTH Đà Bắc chia sẻ. Hàng ngày ngoài giờ học chính khoá và các hoạt động chung của nhà trường, Thắm đã tranh thủ thời gian không lên lớp tự đi tìm việc làm. Bất kỳ ai thuê, mướn làm cái gì em đều nhận làm miễn là có tiền để tiếp tục theo học. Dù khó khăn vất vả là vậy, nhưng em vẫn hoàn thành tốt việc học trên lớp.

 

Còn cô giáo Chủ nhiệm lớp của Thắm cho biết thêm: Qua tìm hiểu chúng tôi thấy em Thắm có hoàn cảnh rất khó khăn. Để trang trải cuộc sống và học tập, hàng ngày cứ hết giờ lên lớp là em lại đi làm thuê. Có nhiều hôm chỉ ăn bánh mì rồi lại lên lớp. Do hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ em không đủ khả năng chu cấp nên Thắm phải tự thân vận động. Bản thân em là học sinh ngoan và siêng năng. Chính chúng tôi cũng phải khâm phục ở cái ý chí luôn vươn lên ở em. Thắm kể: Thời gian của cháu gần như khép kín. Buổi sáng đi làm, chiều đi học, tối lên lớp để ôn bài. Công việc chính trong 1 ngày chỉ là đi làm và học. Buổi sáng phải dậy sớm từ lúc 6h đế đến từng nhà hỏi việc. Công việc cháu thường làm là rẫy cỏ, rửa bát thuê. Mỗi buổi làm như vậy, bình quân cũng kiếm được 20 nghìn đồng, công việc không đều. Có những hôm trời mưa hoặc không tìm được việc thì mấy ngày liền chỉ ăn bánh mì rồi đến lớp.

 

“Đặt mình vào hoàn cảnh của Thắm, công bằng mà nói thì tôi cũng không  biết mình sẽ như thế nào nữa, hoặc là gục ngã, hoặc là vươn lên. Chỉ có 2 sự lựa chọn, Thắm đã có sự lựa chọn đúng. Kết quả học tập của em trong học kỳ vừa qua đã được đánh giá rất cao. Đây là tấm gương cho rất nhiều học sinh khác”, cô giáo Lưu Thị Thu Hương xúc động nói. Có một may mắn góp phần nâng đỡ, giúp Thắm có thêm điều kiện, nghị lực để vượt qua khó khăn để vươn lên học tập đó là việc em đã được Đảng uỷ, Ban CHQS huyện Đà Bắc nhận đỡ đầu. Hàng tháng CBCS Ban CHQS huyện sẽ trích một phần tiền lương để hỗ trợ Thắm cho đến khi học hết cấp III.

 

Có mặt tại buổi lễ ký kết nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học giữa Ban CHQS huyện Đà Bắc và trường PTTH Đà Bắc, tôi thấy có một người đàn ông cứ thỉnh thoảng lại lén lau những giọt nước khô đặc ép ra từ đôi mắt già nua. Thắm bảo: đây là lần thứ 2 thấy bố khóc. Lần trước là khi bà nội ốm.

 

                                                                                      Mạnh Hùng 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục