Thương binh Nguyễn Văn Tún chăm sóc đàn ngỗng

Thương binh Nguyễn Văn Tún chăm sóc đàn ngỗng

(HBĐT) - Hơn 4 năm chiến đấu tại mặt trận miền Tây Nam Bộ, 3 lần bị thương vào chân, cột sống, đầu với thương tật 65%, nhưng thương binh Nguyễn Văn Tún ở xóm Dụ, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã vươn lên làm giàu chính đáng đạt thu nhập 110 triệu đồng/năm. “Có được thành quả đó là do lúc nào tôi cũng thấm nhuần lời căn dặn của Bác Hồ - thương binh tàn nhưng không phế.” – ông Tún tâm sự.

 

Khởi nghiệp từ 7 quả trứng vịt

 

Mang trên đầu mảnh đạn từ chiến trường, năm 1976, ông Tún trở về quê nhà, công tác tại huyện đoàn và lập gia đình. Đến năm 1980 do vết thương cũ tái phát, ông xin nghỉ việc về địa phương. “Hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó vô cùng khó khăn. Không ruộng cấy lúa, không tài sản ngoài ngôi nhà tranh vách đất. Đến bát ăn cơm cho vợ, con cũng không đủ. Đau ốm nằm trên giường, nhìn vợ, con nheo nhóc, khi đó chính lời dạy của Bác Hồ đã giúp tôi nung nấu ý chí làm giàu. Ngay khi sức khỏe vừa tạm ổn, tôi đã lao vào công việc, ngày đi làm việc Nhà nước, đêm động viên vợ, con cùng đào ruộng ven suối cấy lúa và ao thả cá. Dần dần đến 7 tháng mới đào xong một cái ao rộng 2 sào. Để duy trì cuộc sống, tôi không từ một việc nào từ mò cua, bắt ốc đến vào rừng tìm măng để bán. Chắt chiu, tiết kiệm, tôi mua được 7 quả trứng vịt rồi cho ấp nhờ vịt hàng xóm được 7 vịt con.”  – ông Tún nhớ lại những năm tháng khó khăn lúc khởi nghiệp. Được thả ao, có thức ăn, đàn vịt lớn nhanh, chẳng mấy chốc ông đã có hơn 100 vịt đẻ trứng. Từ tiền bán trứng, ông mua 2 con lợn nái. Lợn con một số đem bán, còn lại đổi thóc, gạo. Lúc đã đào được ruộng cấy, có ít vốn từ bán lợn, ông tiếp tục đào thêm ao cá và mua 1 con bê. Chăn nuôi cũng có nhiều rủi ro nên ông luôn tự mày mò và liên hệ với cán bộ khuyến nông để học kỹ thuật phòng bệnh. Khi có phong trào xóa đói, giảm nghèo, ông vay gân hàng 5 triệu đồng để tu sửa chuồng trâu, bò, kè ao cá. Chuồng trại của ông lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng mát về mùa đông, ấm về mùa hè. Mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp dần hình thành.

 

Đi chăm cá bằng ô tô

 

Nhờ chăm chỉ tìm tòi, việc chăn nuôi của ông không ngừng phát triển. Đàn trâu, bò có thời điểm lên đến 50 con. Ao cá mỗi năm thu 2 lứa, trừ chi phí còn thu lãi 7 – 8 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông kết hợp trồng 1 ha keo, dưới chân đồi trồng mía, chuối. Đồi keo của gia đình sau 5 năm đến kỳ thu hoạch cũng cho thu nhập 40 triệu đồng. Năm 2001, ông đã xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang ngay mặt đường QL6. Mấy năm gần đây, do đồi cỏ bị thu hẹp, ông chỉ để lại 14 con trâu, bò và chuyển sang nuôi ngan, ngỗng, lợn cỏ thả đồi. Ông cho rằng, phải nghiên cứu thị trường và thị hiếu của khách hàng để chọn nuôi con gì cho phù hợp từng thời điểm mới đem lại lợi nhuận. Tết năm 2009, ông bán trên 20 con lợn cỏ, 30 con ngỗng thu về gần 60 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn lên tận TP Hòa Bình nhận thầu ao thả cá ở khu vực thủy sản. Ông nói vanh vách kinh nghiệm nuôi cá của mình: “Vào ngày nắng nóng phải che bạt trên từng góc ao và bơm nước giếng vào để làm mát. Về mùa đông dùng rơm và cây xanh trên rừng bó thành từng bó lớn thả xuống làm chỗ trú ấm cho cá.” Hàng ngày, ông vẫn cần mẫn tự đi cắt cỏ và chở lên thành phố cho cá ăn bằng ô tô - chiếc Sutfacs màu xanh trên 300 triệu đồng ông mua đầu năm 2008 từ tiền làm nông nghiệp.

 

Hết lòng với công việc xã hội

 

Không chỉ làm giàu chính đáng cho gia đình, ông Tún còn tận tâm giúp đỡ những hộ nghèo trong xóm bằng việc cho nuôi rẽ 5 con bò. Đồng thời, cho các CCB trong chi hội vay vốn không tính lãi và đứng tên giúp họ vay ngân hàng phát triển kinh tế. “Người ta nghèo cũng khó khăn như mình đã từng nghèo, họ cần sự giúp đỡ về vốn và cách làm kinh tế”. – ông Tún tâm sự. Ngoài việc giúp đỡ hàng xóm, người thương binh này còn tích cực tham gia Hội CCB xã với vai trò là chi hội trưởng, ủy viên. Được bà con tín nhiệm, ông cũng từng làm bí thư chi bộ và trưởng ban công tác mặt trận xóm. Chúng tôi tìm gặp ông mấy hôm trước ngày TB-LS 27/7 nhưng phải đến tận nghĩa trang Kỳ Sơn mới gặp được khi ông đang cặm cụi cùng hàng chục thanh niên tu sửa, dọn vệ sinh. Với sự cố gắng vươn lên, ông được nhận nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy khen từ T.Ư đến cơ sở. Vào cuối tháng 7/2010, ông là một trong ba người tiêu biểu đại diện cho tỉnh đi dự Hội nghị biểu dương NCC tiêu biểu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh toàn quốc. Khi hỏi về điều này, ông cười khiêm tốn: “Mình là thương binh nhưng không được trông chờ, ỷ lại hay đòi hỏi chế độ của Nhà nước. Phải tự lực vươn lên để chiến thắng đói nghèo, làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước. Thế mới là yêu nước trong thời bình. Lời dặn của Bác tôi ghi nhớ suốt đời.”

 

                                                                                      

                                                                             Cẩm Lệ

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục