Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.

Kỹ sư Đăqngj Văn Cương.

(HBĐT) - 10 năm gắn bó với Hòa Bình theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. 10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương cùng các cộng sự nếm trải vượt qua biết bao chông gai, trắc trở kiên định thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn 2 xã Thành Lập, Trung Sơn ( Lương Sơn). Anh quan niệm, may mắn - thành quả sẽ đến với ai biết tìm cách vượt qua khó khăn và nỗ lực không ngừng.

 

Tôi lại gặp kỹ sư Đặng Văn Cương vào những ngày đầu tháng 8, khi anh đang cùng các nhà thầu tổ chức chạy thử và hiệu chỉnh thiết bị chuẩn bị cho ngày vận hành Dự án xi măng Hòa Bình bằng nguồn điện 110 KV. Anh già đi nhiều nhưng phong thái vẫn như xưa: nhanh nhẹn, hoạt bát và tất bật. Niềm tin và sự phấn khởi đã trở lại trong anh khi chỉ còn ít ngày nữa dự án trọng điểm của Công ty TNHH Xuân Mai và của tỉnh tại vùng nam công nghiệp Lương Sơn đi vào sản xuất.

 

Anh Cương tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa, đại học Bách khoa từ năm 1994. Ngay từ khi ở giảng đường đại học, anh đã không có ý nghĩ làm việc trong Nhà nước mà quyết tâm dấn bước doanh nhân đầy chông gai, trắc trở. Gia đình anh nhiều người làm công nghiệp. Anh biết đến tiềm năng phát triển nguyên liệu xi măng của vùng nam Lương Sơn từ sớm và tâm niệm sẽ triển khai các dự án trên vùng đất này. Dự án xi măng Xuân Mai là bước khởi sự cho Dự án xi măng Hòa Bình giai đoạn 1. Dấn bước làm xi măng, ngay từ đầu anh đã xác định khó khăn. Nhưng phải đến khi thực sự “vào cuộc” anh cũng không ngờ quá trình triển khai lại nhiều áp lực đến vậy. Anh học theo cách giải quyết khó khăn của người châu âu. Anh không kêu ca, kể khổ mà chỉ tìm cách giải quyết những khó khăn, thử thách. Anh tâm sự, không tính đến dự án xi măng Xuân Mai khá thuận lợi vì được sự giúp đỡ chí tình, đầy trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng. Riêng đối với Dự án xi măng Hòa Bình gặp phải 2 khó khăn lớn. Thứ nhất, dự án triển khai vào thời điểm lạm phát với những áp lực về vốn vay với lãi suất cao. Thứ 2 là nguồn điện không bảo đảm tiến độ để nhà máy có thể vận hành theo kế hoạch. Dự án Xi măng Hòa Bình triển khai vào đúng thời điểm lạm phát, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay lên tới 21%, trong khi đó nguồn vốn của Công ty chỉ có thể cân đối khoảng 200 tỷ đồng, còn lại phải vay ngân hàng khoảng 500 tỷ đồng. Trong bối cảnh này đã phát sinh sự không đồng thuận của một số thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty, có thành viên nản chí, rút vốn. Hồi ấy có dư luận, kỹ sư Cương không còn làm Tổng Giám đốc Công ty. Dự án sẽ “vỡ trận”. Trong khi đó, tiến độ Dự án xi măng Hòa Bình đã được xác định hoàn tất sau 17 tháng tính từ ngày khởi công. Vậy là kỹ sư Cương cùng một số thành viên trong HĐQT còn trụ lại vừa tổ chức triển khai dự án, vừa bươn bả tìm đối tác để bổ sung cho nguồn vốn bị thiếu.

 

Đối với cá nhân anh, đây là quãng thời gian nhiều áp lực. Tài sản, hạnh phúc gia đình đặt hết vào Dự án xi măng Hòa Bình. HĐQT Công ty đã tìm được đối tác sau này thành cổ đông chiến lược của Dự án xi măng Hòa Bình. Khi tìm được nguồn vốn bổ sung, công ty và nhà thầu EPC - Hợp Phì Trung Quốc quyết liệt thi công trong điều kiện căng thẳng về điện. Tuy nhiên vẫn bảo đảm kế hoạch sau 17 tháng từ ngày khởi công đã hoàn thành vào tháng 8/2010. Dự án xi măng Hòa Bình xác lập những kỷ lục kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kỷ lục về giải phóng mặt bằng 40 ha đất trong khuôn khổ dự án được thực hiện trong vòng đúng 10 ngày. Kỷ lục về dự án tầm cỡ nhất tỉnh triển khai vào đúng giai đoạn khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ đề ra như nhiều người nói nếu không phải là dự án của doanh nghiệp tư nhân thì không thể thực hiện. Một kỷ lục về dự án đi vào bế tắc khi hoàn thành do không có nguồn điện vận hành và sản xuất. “Đây cũng là khó khăn lớn đầy áp lực đối với Công ty TNHH Xuân Mai“ - Kỹ sư Cương chia sẻ.

 

 

      

                   Nhà máy xi măng Hòa Bình chuẩn bị hoạt động.

 

Đúng 1 năm trời Dự án xi măng Hòa Bình khi đã hoàn thành phải nằm im bất động vì không có nguồn điện 110 KV- Thanh Nông - Xuân Mai. Công ty tổn thất nặng nề, lãi suất ngân hàng tiếp tục đè nặng lên các thành viên trong HĐQT công ty. Số là Dự án đường dây 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư được khởi động từ nhiều năm và xác định hoàn thành cùng thời điểm hoàn thành của Dự án xi măng Hòa Bình. Thế nhưng dự án này “ lỗi hẹn” 1 năm trời. ở dự án này, công tác GPMB rất phức tạp ở cả Hòa Bình và Hà Nội. Mãi đến tháng 12/2010, địa phận Hòa Bình mới GPMB xong. Phần còn lại, quy trình GPMB rất khó khăn bởi cơ chế, chính sách ở Hà Nội khác hẳn, đặc biệt là trong xác định nguồn gốc đất đai, bảo đảm đúng theo trình tự pháp lý, cụ thể và chi tiết, đòi hỏi chi tiết từng gốc cây, bụi rau.

 

Mỗi hộ dân nhất trí nhận tiền đền bù, mỗi cây cột điện được dựng, mỗi mét dây được kéo đều là những mốc thời gian lịch sử mà từng cán bộ, kỹ sư Công ty TNHH Xuân Mai mong đợi. Rồi ngày 30/6/2011 đã hoàn thành các thủ tục đền bù GPMB, giải tỏa hành lang lưới điện, hoàn thành dựng cột, kéo dây. Đến 12/7 tổ chức nghiệm thu cơ sở trên toàn tuyến và đến 18/7 đã thực hiện đóng điện trạm biến áp, vận thử và tổ chức hiệu chỉnh các thiết bị, dây chuyền lần cuối để chuẩn bị cho ra lò những sản phẩm đầu tiên vào tháng 9/2011, đưa Nhà máy xi măng Hòa Bình sản xuất vào đúng dịp kỷ niệm 125 năm ngày thành lập tỉnh Hòa Bình và 20 năm ngày tái lập tỉnh.

 

10 năm kỹ sư Đặng Văn Cương gắn bó với quê hương Hòa Bình. Ngần đó thời gian, anh cùng cộng sự đồng cam cộng khổ vượt qua biết bao khó khăn, áp lực và trưởng thành trong nắng gió Thành Lập, Trung Sơn để triển khai 2 dự án xi măng tầm cỡ, kiên định và quyết liệt theo đuổi thực hiện dự án trọng điểm của tỉnh và của công ty, thực hiện mục tiêu đưa thương hiệu xi măng Trung Sơn- sản phẩm được đăng ký bảo hộ của Dự án xi măng Hòa Bình gia nhập sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao trên thị trường. Tôi biết, với anh phía trước còn nhiều gian nan, vất vả. Nhưng đối với kỹ sư Đặng Văn Cương và các cộng sự, thử thách, nghị lực được bồi đắp và tôi luyện trong khó khăn đang theo đuổi những mục tiêu cao cả và lớn lao hơn, xây dựng vóc dáng công nghiệp, góp phần tạo nên sự biến đổi cho những vùng quê còn thuần nông nghèo khó.     

                                                                               

                                                                                    Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục