(HBĐT) - Chúng tôi gặp gỡ chị Nguyễn Bạch Tuyết, Đội trưởng Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ (TNVCTĐ) thành phố Hòa Bình tại nhà riêng ở xã Sủ Ngòi. Căn phòng khách rộng hơn 30 m2 chất đống quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm các loại... Chị Tuyết cho hay: “Đây đều là quà của TNV và các nhà hảo tâm đóng góp cho chuyến đi Đồng Nghê (Đà Bắc) được tổ chức vào ngày 27/8 tặng các em học sinh nhân dịp năm học mới và Tết Trung thu năm 2016”.

 

Chị Tuyết chia sẻ với chúng tôi về ý tưởng thành lập đội: “Là người thường xuyên sử dụng trang mạng xã hội Facebook những lúc nhàn rỗi, tôi thấy nhiều người bạn của mình đăng tải kêu gọi tham gia các hoạt động nhân đạo ý nghĩa, quan tâm hỗ trợ người nghèo, người già neo đơn và trẻ em mồ côi. Đồng cảm với những hoàn cảnh đó, tôi đã học hỏi cách làm, kêu gọi một số bạn thân tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ, chia sẻ phần nào khó khăn với những người thiếu may mắn trong cuộc sống”.

Chị Nguyễn Bạch Tuyết (đứng thứ 3 từ bên trái sang) cùng các TNV trong đội TNVCTĐ thành phố Hòa Bình đến thăm hỏi, tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

 

Chị Tuyết cho biết thêm: Thời gian đầu thành lập, đội gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính do nguồn quỹ hội chưa ổn định. Vì vậy, tôi phải dành nhiều thời gian để đăng tải thông tin trên mạng xã hội Facebook, tuyên truyền kêu gọi TNV, các nhà hảo tâm tích cực tham gia đóng góp để có nguồn quỹ ổn định. Ngoài ra, các hoạt động từ thiện chủ yếu hướng đến các xã vùng sâu, vùng xa, do đó, các TNV gặp khó khăn trong việc di chuyển bởi đường giao thông chưa được xây dựng. Trong chuyến đi tặng quà tại xã Ngổ Luông (Tân Lạc), do đường quá lầy lội, xe tải không thể đi được, đội phải thuê xe công nông để chở người và vận chuyển hàng hóa đem vào trao tận tay cho     bà con.

 

Đội TNVCTĐ thành phố Hòa Bình được thành lập ngày 20/1/2016 với hơn 100 người là TNV và các nhà hảo tâm thường xuyên tham gia các chương trình. Đội hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hội CTĐ thành phố Hòa Bình. Sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, chị Tuyết đã cùng các TNV tổ chức được nhiều hoạt động từ thiện như phát 100 suất cơm /tuần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thường xuyên thăm hỏi, động viên 110 trường hợp là người nghèo, người già neo đơn, trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố và mở rộng ra các huyện lân cận. Tổ chức tặng quà tại các     xã Thượng Tiến, Cuối Hạ (Kim Bôi); xã Tân Dân, Thung Khe, Piềng Vế (Mai Châu) và xã Ngổ Luông (Tân Lạc). Ngoài ra, chị Tuyết cùng các thành viên trong hội tích cực tham gia các hoạt động do các cấp Hội tổ chức như hiến máu tình nguyện, phối hợp tặng quà...

 

Từ cách thức tổ chức các hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp, tài chính công khai, minh bạch, đội của chị Tuyết đã thu hút được đông TNV ở mọi lứa tuổi trên địa bàn thành phố, đặc biệt là có nhiều nhà hảo tâm là người con của Hòa Bình nhưng đang sinh sống tại nước ngoài cũng tham gia sinh hoạt. Số quỹ hiện có 65 triệu đồng là thành quả của chị Tuyết cũng như các TNV, nhà hảo tâm tích luỹ để duy trì, tiếp tục tổ chức các hoạt động nhân đạo khác.

 

Với nghĩa cử cao đẹp trên, Đội TNVCTĐ thành phố Hòa Bình đã được nhận thư cảm ơn của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh; giấy khen của Hội CTĐ thành phố Hòa Bình vì đã có nhiều thành tích trong các hoạt động nhân đạo từ thiện. Đây chính là nguồn động viên tinh thần lớn lao để chị Tuyết cũng như các TNV tiếp tục tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa khác, góp phần chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

 

 

                                                                                      Đức Anh

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục