(HBĐT) - Mỗi chuyên án, phương án đấu tranh chống tội phạm thành công đều có dấu ấn của các chiến sỹ hồ sơ nghiệp vụ và vai trò của nữ cán bộ đơn vị. Là đơn vị đặc thù, thường tiếp xúc hồ sơ, giấy tờ nên phần lớn cán bộ hồ sơ là nữ giới. Vượt lên khó khăn, thử thách, cán bộ, hội viên Phòng Hồ sơ nghiệp vụ khẳng định là lực lượng nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ chung của lực lượng công an tỉnh. Nữ cán bộ hồ sơ âm thầm góp sức làm nên các chiến công, góp phần trả lại công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

   Nữ cán bộ phòng Hồ sơ nghiệp vụ (Công an tỉnh) tra cứu tàng thư phục vụ công tác phòng -chống tội phạm.

Thiếu tá Nguyễn Thị Phượng – Đội trưởng Đội tổng hợp Phòng Hồ sơ nghiệp vụ chia sẻ: Công tác hồ sơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an. Những thông tin tài liệu trong hồ sơ là một trong những thông tin quan trọng cung cấp cho các lực lượng cảnh sát điều tra, phục vụ công tác đấu tranh, phòng - chống tội phạm. Thực tiễn cho thấy, nếu công tác thu thập, quản lý thông tin, tài liệu được thực hiện tốt sẽ sử dụng có hiệu quả cho việc khai thác thông tin, định hướng các bước điều tra, phá án. Đây là công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ, khoa học, thận trọng, chỉ một sơ sảy có thể gây hậu quả khó lường. Chúng tôi luôn tự hào vì thông qua hồ sơ góp phần làm sáng tỏ các uẩn khúc, bắt kẻ xấu phải chịu tội, minh oan người vô tội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Theo số liệu thì trung bình hàng năm, lực lượng cảnh sát điều tra khai thác hàng chục nghìn yêu cầu phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm. Đặc biệt, nhiều thông tin tài liệu về trích lục tiền án, tiền sự của đối tượng do cơ quan hồ sơ cung cấp đã giúp lực  lượng cảnh sát điều tra ra các quyết định tố tụng khởi tố hay không khởi tố. Thực tế cho thấy, kết quả các yêu cầu tra cứu tại cơ quan hồ sơ góp phần quan trọng vào việc khai thác thông tin về thủ phạm gây án, chỉ rõ quan hệ và nơi ẩn náu của đối tượng sau khi  gây án thông qua trích lục tiền án, tiền sự hay các quan hệ gia đình, xã hội, góp phần rút ngắn thời gian phá án, truy bắt đối tượng, tiết kiệm chi phí trong quá trình   điều tra. Nhiều chuyên án lớn và nhiều vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều địa bàn khác nhau nhưng nhờ có cơ sở dữ liệu của cơ quan hồ sơ nghiệp vụ đã tra cứu xác định chính xác rất nhiều đối tượng khai man họ tên, quê quán nhằm trốn tránh hành vi phạm tội của mình và đồng bọn. Ngoài ra còn xác định chính xác nhiều nạn nhân chết chưa rõ tung tích hay giúp người bị thất lạc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách…

 

Thiếu tá Bùi Thị Diệu Chinh – Chủ tịch Hội phụ nữ hồ sơ nghiệp vụ cho biết: Để nâng cao chất lượng hoạt động Hội, Ban chấp hành Hội Phụ nữ phòng Hồ sơ nghiệp vụ thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho hội viên về 4 phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH -HĐH “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, thực hiện CVĐ xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phấn đấu xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là ý thức vượt khó, vươn lên của cán bộ hội viên. Hàng năm, Hội phụ nữ tổ chức cho cán bộ, hội viên tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm tại các địa phương, đẩy mạnh hoạt động giao lưu kết nghĩa với Hội phụ nữ tổ 12, phường Thịnh Lang; tổ 17, phường Tân Thịnh… Duy trì 5 nhóm phụ nữ tiết kiệm cho vay không lấy lãi với mức cao nhất 4 triệu đồng. Với nhiều thành tích trong công tác hội và phong trào phụ nữ, Hội phụ nữ phòng Hồ sơ nghiệp vụ liên tục đạt “Hội phụ nữ xuất sắc và cơ sở hội vững mạnh”. 

                                                                          

                                                                          

                                                            Như Hùng (TTV)

                                                               (Công an tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục