(HBĐT) - Được lãnh đạo xã Đông Phong (Cao Phong) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình Bùi Văn An, sinh năm 1983 xóm Quáng Ngoài là điển hình trong mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam của gia đình, An chia sẻ: Trước kia, cũng trên mảnh đất này, bố mẹ tôi chủ yếu trồng mía trắng, mía tím, thu nhập cũng chỉ đủ ăn. Từ năm 2009, tôi được tham gia các lớp tập huấn trồng cây có múi do xã, huyện tổ chức. Từ những kiến thức đó, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, họ hàng và người trồng cam ngoài khu vực thị trấn Cao Phong - nơi trồng cam lâu năm.

 

Tuy vậy, để chuyển hướng đầu tư từ trồng mía sang trồng cam không phải là dễ. Bước đầu, An mạnh dạn vay vốn 70 triệu đồng từ Ngân hàng NN &PTNT để đầu tư trồng 1 ha cam Canh, V2. Đến năm 2013, vườn cam cho thu bói được 3 tấn cam V2, 10 tấn cam Canh cho thu về 450 triệu đồng, trừ chi phí còn 200 triệu đồng. Từ kết quả ban đầu, cũng năm 2013, An tiếp tục vay 150 triệu đồng đầu tư thêm 2 ha. Năm 2014 là năm vụ cam thắng lớn với giá bán tại vườn 80.000 đồng /kg cam V2, 30.000 đồng /kg cam Canh đã đem về cho gia đình An tổng thu nhập 1,8 tỷ đồng. Từ đây có thể khẳng định, quyết định trồng cam đã mang lại bước đột phá trong cuộc sống gia đình An. Năm 2015, gia đình thu hoạch 15 tấn cam Canh, 12 tấn cam V2 nhưng giá bán không được cao như năm 2014 với tổng thu về gần 1 tỷ đồng. Theo An, trồng cam, khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Để có được giống cam tốt, thời gian đầu, An phải về tận Hưng Yên chọn ghép. Bây giờ thì có thể chủ động được giống. Khâu quan trọng tiếp theo để có thành công là nguồn lực đầu tư, đảm bảo quy trình kỹ thuật. Điều không kém phần quan trọng là người trồng cam phải mày mò, chịu khó. Bây giờ việc thuê nhân công làm cỏ, phát dọn, bón phân, thu hoạch cũng khó, bản thân An và người nhà cũng phải trực tiếp làm để tận dụng sức lao động, phần nào khắc phục khó khăn.

 

 

             Bùi Văn An, xóm Quáng Ngoài, xã Đông Phong (Cao Phong)

                        đầu tư trồng 3 ha cam phát triển kinh tế gia đình.

 

Hiện tại, gia đình An tiếp tục duy trì 3 ha cam. Chia sẻ về thu nhập từ vụ cam năm 2016 này, An khiêm tốn: Trừ kinh phí đầu tư, thuê nhân công chắc sẽ đem về từ 300- 400 triệu đồng. Điều đáng mừng nhất là đến vụ cam không phải tìm đầu ra, thương lái đã quen từ thành phố Vinh (Nghệ An), Hưng Yên, Hà Nội… đến tận vườn thu mua. Cây cam đã thực sự giúp tôi làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại. Từ trồng cam, sang năm, dự kiến, gia đình tôi sẽ xây dựng ngôi nhà mới, yên tâm nuôi các con ăn học, phát triển trong tương lai.

 

 

 

                                                                      Linh Trang

 

 

 

Các tin khác


“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục