(HBĐT) - Bén duyên với công tác Đoàn, Hội năm 2013, đến tháng 9/2014, Bùi Văn Thắng (ảnh) được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Bí thư Huyện Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN huyện Kim Bôi. Từ đó đến nay, Thắng cùng BCH Huyện Đoàn, Ban thư ký Hội chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát huy năng lực, sở trường; tổ chức các hoạt động thanh niên sống đẹp, sống có ích, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế… góp phần không nhỏ tạo nên chuyển biến trong nhận thức, hành động của thanh niên địa phương.

 

Tốt nghiệp đại học năm 2009, ban đầu, Thắng được nhận về công tác tại Ban Tổ chức Huyện ủy Kim Bôi. Thắng chia sẻ: Sau 3 năm công tác tại Ban, tôi được chuyển về Huyện Đoàn. Những bỡ ngỡ qua đi nhường chỗ cho tình yêu phong trào Đoàn, Hội. ở thời điểm đó, không khó để nhận ra khó khăn trong công tác Hội ở Kim Bôi là số lượng cơ sở nhiều, hội viên đông nhưng luôn biến động do đi làm ăn xa. Trình độ hội viên không đồng đều, tỷ lệ thanh niên vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội trong nhiều năm có chiều hướng gia tăng… Nhận thức rõ điều đó, tôi luôn trăn trở phải làm sao để giải quyết được những hạn chế này.

Đồng chí Bùi Văn Thắng nhận giải thưởng 15/10 tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2016).

Phát huy vai trò Phó Chủ tịch Hội LHTN huyện, Thắng đã có nhiều sáng tạo trong tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho hội viên, thanh niên. Tổ chức nhiều sân chơi nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức Hội. Trong giai đoạn 2014 - 2016, Thắng tham gia khởi xướng, tổ chức 6 nhóm công trình cho đoàn viên, hội viên, thanh niên huyện đảm nhận, để lại dấu ấn tốt đẹp trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Đó là, đắp 3 bai dâng chống hạn trong toàn huyện, phục vụ sản xuất của nông dân; làm 1.500 m đường bê tông, rộng 3 m, dày 15 cm lên một số xã, xóm vùng sâu, vùng cao của huyện; xây dựng 1 cầu tránh lũ cho nhân dân, học sinh vùng khó khăn tiết kiệm được 2/3 chi phí do vận động được thanh niên đóng góp ngày công thi công; đổ bê tông 3 sân chơi cho thiếu nhi với tổng diện tích trên 1.000 m2; xây dựng được 72 công trình “thắp sáng đường quê” với tổng chiều dài 115 km, góp phần đảm bảo, giữ gìn ANTT tại các xóm, xã trên địa bàn. Gần đây nhất là nhóm công trình “sân khấu nổi” phục vụ sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. Tính đến nay đã có 10 sân khấu đã hoàn thành, tạo điều kiện để nhân dân giao lưu văn hóa, văn nghệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc biệt, hiện Thắng là Chủ nhiệm CLB thanh niên phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là tổ chức đoàn kết, tập hợp các gương thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi, hội viên, thanh niên được T.ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của về lĩnh vực phát triển kinh tế.

Thắng cho biết: Với nhiệm vụ được giao, tôi đã tập hợp 21 hội viên, thanh niên tiêu biểu của 6/11 huyện, thành phố làm nòng cốt. Với hình thức tổ chức sinh hoạt luân phiên tại các địa phương kết hợp với thăm quan thực tế mô hình kinh tế của từng hội viên;  thăm, tặng quà động viên học sinh nghèo vượt khó... CLB đã tạo nên khối đoàn kết, thống nhất thu hút ĐV-TN, hội viên tham gia. Hiện nay các thành viên CLB đã và đang phát triển mô hình kinh tế gia đình trên 3 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ với mức thu nhập trung bình từ 200 - 800 triệu đồng/mô hình/năm, giải quyết việc làm cho trên 500 lao động. Đồng thời, qua CLB các thành viên đã hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh phí sản xuất. Trong thời gian tới, CLB sẽ hướng tới liên kết các loại hình sản phẩm, xây dựng  mạng lưới tiêu thụ để thu hút và hỗ trợ thanh niên trong tỉnh có địa chỉ tiêu thụ sản phẩm tin cậy, ổn định góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên vùng nông thôn.

Với những việc đã làm được, trong nhiều năm liên tục, Bùi Văn Thắng luôn là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được nhận nhiều giấy khen, bằng khen của T.ư, tỉnh, huyện. Tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/ 1956 - 15/10/2016) Thắng là gương mặt duy nhất của tỉnh được nhận Giải thưởng 15/10 do T.ư Hội LHTN Việt Nam tặng những hội viên, thanh niên tiêu biểu, xuất sắc.

 

                                                                                      Hải Yến

Các tin khác


“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục