(HBĐT) - Thiếu úy Bàn Thị Huệ sinh ra và lớn lên ở xóm Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Cô gái người dân tộc Dao nhỏ nhắn, xinh xắn có ước mơ làm chiến sỹ Công an để thức tỉnh những mảnh đời lầm lỗi. Ước mơ lớn dần và trở thành sự thật khi Huệ trúng tuyển vào trường trung cấp cảnh sát. Cô là nữ dân tộc Dao duy nhất ở bản vinh dự khoác lên mình bộ sắc phục Công an.



Thiếu úy Bàn Thị Huệ (thứ hai từ trái sang), quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh trò chuyện với các phạm nhân. 

Ra trường với tấm bằng loại giỏi, được thăng cấp trước niên hạn, Bàn Thị Huệ tình nguyện về Trại tạm giam Công an tỉnh công tác. Lúc đầu, gia đình hết sức lo lắng, khuyên can Huệ nên chọn công việc khác, bởi Huệ có dáng người mảnh dẻ, yếu đuối, hơn nữa công việc lại vất vả, cực nhọc. Tuy nhiên, sau khi nghe con chia sẻ muốn được góp sức mình cải tạo những người lầm lỗi trở thành người có ích cho xã hội, gia đình ủng hộ, động viên để Huệ theo con đường đã chọn. Theo Thiếu úy Huệ, điều khó nhất mỗi cán bộ quản giáo cần làm không phải trông coi thể xác của phạm nhân mà chính là hiểu được tâm tư của họ, làm sao "chạm” được vào góc tâm hồn mà họ đang cố giấu, như vậy mới thành công. Đối với tử tù thì họ sám hối, ăn năn trước khi đền tội. "Dù bị kết án tử hình, nhưng họ cũng có cha, có mẹ, có trái tim biết rung động. Vì vậy, chúng tôi vẫn dành sự tôn trọng, đối xử với họ như người bình thường để họ sống những ngày còn lại trong thanh thản" - Huệ chia sẻ.

Trong số tử tù trực tiếp trông coi, Nguyễn Thị Lợi ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để lại cho Huệ ấn tượng sâu sắc. Nữ tử tù phạm tội vận chuyển trái phép 20 bánh heroin. Nắm được hoàn cảnh của tử tù, Thiếu úy Bàn Thị Huệ thường xuyên có mặt để động viên, giúp Lợi ổn định tinh thần, tránh hoang mang dẫn đến tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khỏe. Trước đây, do đi lao động tại các bãi vàng nên Lợi bị nhiễm độc, tóc rụng dần. Tuổi ngày càng cao, sức khỏe suy yếu, lại trong hoàn cảnh éo le nên Lợi suy sụp rất nhiều. Nhờ sự gần gũi của quản giáo, Lợi dần ổn định, chấp hành quy định của trại. Những lúc Lợi đau yếu, các y, bác sỹ đều có mặt thăm khám, cấp thuốc giúp ổn định tinh thần. Sau lần đó, Lợi thường chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, có khi cả những câu chuyện xưa kia mà ít khi Lợi nhắc đến. Mỗi lần như vậy, Lợi cảm thấy thoái mái, mãn nguyện hơn. Đêm trước khi "trả án”, Lợi đã dành thời gian cuối cùng để cảm ơn tới Huệ, người quản giáo trẻ mà Lợi kính trọng, yêu thương. 

Với phạm nhân Đinh Thị Phương, 46 tuổi ở Lộc Hòa, TP Nam Định, tỉnh Nam Định lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Phương bị bắt khi tham gia vận chuyển 22 bánh heroin đi tiêu thụ. Bản án tử hình đã khiến Phương sụp đổ hoàn toàn. Không chỉ một lần, Đinh Thị Phương đề xuất được viết thư gửi các cấp có thẩm quyền "xin chết”, bởi sống ngày nào, Phương phải chịu sự giày vò đeo đẳng tâm can ngày đó. Nữ quản giáo luôn bên cạnh giúp đỡ Phương vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, chăm sóc Phương những lúc đau ốm. Tình cảm nữ quản giáo đã giúp Phương có thêm động lực để sống tốt hơn. Đúng dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Đinh Thị Phương bất ngờ đón nhận tin vui từ cán bộ quản giáo. Chủ tịch nước đã quyết định ân xá giảm án tù chung thân cho Phương. Phương nắm chặt tay Thiếu uý Huệ, khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc, hứa sẽ cải tạo thật tốt để trở về với cuộc sống, với những người thân yêu. 

Thượng tá Ngô Nguyên Ngọc, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh cho biết: Thiếu úy Bàn Thị Huệ trực tiếp quản lý, giáo dục trên 20 phạm nhân, trong đó có 5 nữ phạm nhân. Mặc dù nhiệm vụ khó khăn, vất vả song Huệ rất nỗ lực, cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong công việc, Huệ không nề hà bất kỳ việc gì, không so sánh thiệt hơn với các đồng nghiệp nam. Thiếu uý Bàn Thị Huệ liên tục được công nhận là chiến sỹ thi đua cơ sở, năm 2018 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào "Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, là nữ cán bộ tiêu biểu của Công an tỉnh.

Như Hùng (Công an tỉnh)

Các tin khác


Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, nhiệt huyết

Là người con của đồng bào dân tộc Mường, sau khi tốt nghiệp Đại học Tây Bắc loại giỏi (năm 2013), chị Nguyễn Thị Mai Linh (sinh năm 1991) trở về quê hương công tác tại phường Thái Bình, TP Hòa Bình. Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động, tích cực trong công tác phong trào, chị được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tín nhiệm đề cử, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên phường năm 2015.

Thủ lĩnh Đoàn với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Sinh ra và lớn lên ở xã Mai Hạ, mảnh đất mà thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các hoạt động kinh tế khác còn ở quy mô nhỏ. Với tình yêu quê hương và khát vọng tuổi trẻ, anh Hà Văn Thái, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mai Hạ (Mai Châu) đã vượt qua khó khăn, thử thách, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Trưởng xóm Đồng Ngoài dân mến, dân tin

Năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc… đó là những phẩm chất quý báu của anh Bùi Văn Năng, Trưởng xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). Với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, nêu gương trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, góp sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, anh Năng được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.

Từ con số 0 đến thương hiệu quà tặng HaNi

Không ngại khó, không ngại khổ, tận dụng những thời cơ cũng như thách thức trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động để hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1993) đã "khai sinh” ra thương hiệu quà tặng HaNi vào đầu năm 2023. Dù mới thành lập và còn khá non trẻ, nữ giám đốc 9X người gốc Hòa Bình đã vận hành và đưa HaNi đến với nhiều đối tác, khách hàng, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo, chất lượng, phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục