(HBĐT) - Đang làm nhân viên của Viettel với mức lương khá, chàng trai Giàng A Dê ở La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái) nghỉ việc về quê, vay tiền lên núi làm homestay với giấc mơ "ngắm trời”. Anh trở thành điển hình dám nghĩ, dám làm của thanh niên lập nghiệp tại quê hương ở tỉnh Yên Bái.



Chàng trai Giàng A Dê lên núi làm homestay.

Bỏ nghề lên núi làm homestay

Năm 2007, chàng trai Giàng A Dê trúng tuyển đại học. Đây là niềm tự hào của người Mông ở La Pán Tẩn bởi nơi đây nghèo khó, miếng ăn còn chật vật nghĩ gì đến chuyện học hành. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Giàng A Dê về làm việc tại Viettel Mù Cang Chải. Năm 2007, toàn bộ 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia - danh thắng độc đáo tại Việt Nam. Khách trong và ngoài nước đến La Pán Tẩn ngày một nhiều, nhất là dịp lúa chín bởi vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, những đám mây bồng bềnh ôm núi. Để ngắm được mây lúc bình minh, khách phải dậy thật sớm đi xe từ Nghĩa Lộ hoặc phố huyện Mù Cang Chải lên đây. Làm cán bộ của Viettel nên Dê có điều kiện được tiếp xúc với nhiều người, tiếp cận nhiều nguồn thông tin, cách làm kinh tế. Dê nghĩ: Khách lên đây rất thích lên đỉnh núi ngắm mây, ngắm trời, ngắm ruộng bậc thang. Đó là lợi thế của quê hương mình. Tại sao mình không làm nơi nghỉ, ngắm cảnh ngay tại đây để khách không phải đi xa. Với suy nghĩ đó, Giàng A Dê tìm hiểu mô hình homestay từ thực tế địa phương, vùng lân cận rồi tìm kiếm trên mạng internet. Cuối năm 2017, sau khi đã thuyết phục và được vợ đồng ý, Giàng A Dê nộp đơn xin nghỉ việc ở Viettel để làm du lịch homestay ngay tại quê hương mình: xã La Pán Tẩn.

Giấc mơ "ngắm trời"

Đưa tôi đi quanh căn nhà sàn với con đường nhỏ lượn quanh đồi, Giàng A Dê chia sẻ: Trông thế này thôi nhưng cũng nhiều công lắm anh ạ! Như con đường bê tông dốc ngược từ đường xã lên homestay trên đỉnh đồi gần 300 m, vợ chồng em hì hục đi mua xi măng, cát, sỏi và tự làm trong nửa tháng trời. Làm xong đường, cả hai đen nhẻm, hốc hác. Còn nhà cửa do không có vốn, Dê tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có để dựng từng cây cột, lót từng liếp sàn. Cả 2 vợ chồng kiên nhẫn gùi từng viên gạch, bao xi măng từ dưới đường lên đỉnh núi. Bãi sỏi hình trái tim trước sân homestay được nhặt từ suối là điểm chụp ảnh cho khách. Và trang web có địa chỉ hellomucangchai.com và trang fanpage trên facebook, cũng tự Dê lần mò học hỏi thiết kế, cập nhật liên tục, không chỉ những hình ảnh về nhà mình, bản mình mà còn rộng ra cả Mù Căng Chải và vùng Tây Bắc. Để học tiếng Anh phục vụ khách nước ngoài, Vàng Thị Ly (vợ Dê) sang thị xã Sa Pa (Lào Cai) xin vào khách sạn làm, học hỏi từ cung cách phục vụ, gấp chăn màn cho đến cắm hoa, đón khách. Làm gần 1t năm về lại La Pán Tẩn phụ giúp Giàng A Dê mở homestay.

Ở lại "Hello Mù Căng Chải" một đêm, sáng ra ngắm trời mới thấy với địa thế này, có thể thỏa thích ngắm nhìn La Pán Tẩn, một kiệt tác thiên nhiên đẹp mê hồn, với những ruộng bậc thang như lên đến tận trời và được tận hưởng không khí trong lành của trời đất. Từ sớm thấy được cuộc sống của người dân chồng cày vợ cấy, trẻ em tung tăng đến trường... Đến với "Hello Mù Căng Chải", du khách không chỉ được sống giữa thiên nhiên, thỏa thích ngắm đất trời, mà còn được tham gia các hoạt động của người dân địa phương như xuống suối bắt cá, lên nương cày cấy, trồng đỗ, bẻ ngô, theo người dân lên núi hái rau, hái măng mang về cùng nấu nướng, ăn uống theo đúng kiểu đồng bào. Giàng A Dê bảo: Khách đã lên tới đây là tìm kiếm sự khác biệt, mới lạ, độc đáo của bản sắc người Mông và tìm về cuộc sống giữa thiên nhiên để giảm căng thẳng. Mình phải giữ nụ cười và tạo sự thân thiện, hòa đồng, để ai cũng thấy vui và tràn đầy năng lượng sống.

Qua hơn 3 năm hoạt động, homestay của Giàng A Dê cho thu nhập ổn định với khoảng 30 triệu đồng/tháng. Vào những ngày cuối tuần, nếu không đặt trước khách không có chỗ nghỉ. Dự định của Dê sẽ tiếp tục làm thêm các bugalow ngay tại ruộng bậc thang để khách nghỉ và ngắm trời.


Việt Lâm

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục