(HBĐT) - Về thôn Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) hỏi đến anh Bùi Văn Yêm ai cũng biết. Không chỉ là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã nhiệt tình giúp đỡ mọi người, được bà con quý mến, anh còn là một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu của xã dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu chính đáng tại quê hương.

 


Mô hình nuôi gà lai ri và lai chọi của anh Bùi Văn Yêm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Văn Sơn (Lạc Sơn) cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/năm.

Ngôi nhà sàn của anh Bùi Văn Yêm nằm dưới tán dổi cao vút. Qua tìm hiểu được biết, ngôi nhà mới được sửa sang lại nhờ nguồn thu từ mô hình nuôi gà thịt. Mô hình đã giúp anh phát triển kinh tế gia đình, có của ăn của để, tạo việc làm cho nhiều lao động vào những dịp cao điểm như lễ, Tết. 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Văn Sơn, ngày càng thấy nhiều thanh niên trong làng phải đi đến nơi khác làm ăn, trong tâm thức chàng trai Mường Vang luôn trăn trở vấn đề làm giàu trên  mảnh đất quê hương và tạo việc làm cho nhiều người khác. Năm 2006, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh được giao nhiệm vụ làm Bí thư chi đoàn xóm. Khi đó, anh thử nghiệm chăn nuôi và nấu rượu gạo truyền thống. Tuy nhiên, do còn trẻ chưa có kinh nghiệm nên đã thất bại. 

Từ năm 2011 - 2017, được sự tín nhiệm của người dân, anh Yêm trải qua các vị trí như Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội khuyến học xã. Tháng 7/2017, nhờ sự giúp đỡ của gia đình cùng nguồn vốn tích cóp được trong nhiều năm, anh quyết định khởi nghiệp một lần nữa. Cùng lúc đó, anh được giao làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã. Bên cạnh việc đứng ra làm cầu nối, đưa những hỗ trợ của các mạnh thường quân đến với bà con trong xã, anh ngày đêm tìm tòi, nghiên cứu cách nuôi gà lai chọi theo hướng vừa chăn thả, vừa nuôi công nghiệp. 

Gà là giống vật nuôi nhạy cảm với thời tiết, nhất là thời tiết khắc nghiệt và dễ nhiễm các loại bệnh. Nếu không có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi hợp lý rất dễ mất trắng do gà chết hàng loạt. Theo anh Yêm, sau mỗi lứa gà xuất bán cần  phơi chuồng ít nhất nửa tháng, phun khử khuẩn để diệt hết vi khuẩn và mầm bệnh. Rải một lớp vỏ trấu lên trên trước khi thả gà vào. Gà cần được ăn no, đủ, đúng mới nhanh lớn và chống chọi được các loại bệnh tật.  

Sau nhiều năm kiên trì, đến nay, mô hình kinh tế của gia đình anh Yêm cho thu nhập ổn định. Mỗi năm thuận lợi nuôi 3 lứa gà, sau khi trừ chi phí thu về khoảng 250 triệu đồng/năm. Với diện tích chuồng 200 m2, anh nuôi 1.500 con gà, trong đó, 1.000 con gà lai chọi và 500 con gà lai ri. Anh Yêm chia sẻ: Ban đầu khi quyết định nuôi gà, tôi cũng trăn trở nhiều lắm. Gà thì mình nuôi nhiều năm rồi, nhưng chỉ nuôi ít để phục vụ bữa ăn hàng ngày chứ chưa nuôi phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau khi xuống Hà Nội làm, tôi thấy có nhiều người là chủ trang trại lớn trẻ tuổi hơn khiến tôi càng quyết tâm hơn. Thời gian tới, tôi dự định quy hoạch diện tích vườn của gia đình để xây mở rộng chuồng khoảng 600 m2. Đồng thời, nghiên cứu tìm thêm đầu ra cho sản phẩm.  

Đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Văn Sơn cho biết: Đồng chí Bùi Văn Yêm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã, tận tâm, sâu sát, tìm hiểu những khó khăn của bà con để có đề xuất hỗ trợ kịp thời và là một trong những gương sáng trong phát triển kinh tế, được đánh giá cao, nhiều lần được UBND huyện Lạc Sơn biểu dương, khen thưởng. Không chỉ làm giàu, đồng chí còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho nhiều hộ để cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Khánh Linh


Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục