Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp của bản thân, học xong đại học chuyên ngành kế toán, chị Nguyễn Thị Thơm, tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) quyết định chuyển hướng, lựa chọn dịch vụ spa chăm sóc sắc đẹp để khởi nghiệp.


Chị Nguyễn Thị Thơm (người đứng) hướng dẫn nhân viên chăm sóc da cho khách hàng theo liệu trình tại Selina Beauty Spa.

Trước đây chị Thơm sống cùng gia đình tại huyện Lạc Thủy. Tốt nghiệp đại học, chị đăng ký học ngành nghề chăm sóc sắc đẹp và nung nấu ý tưởng kinh doanh. Năm 2018, sau vài năm học nghề và làm việc trong ngành, chị đến TP Hòa Bình lập nghiệp, Selina Beauty Spa ra đời từ đó. Với các gói chăm sóc, điều trị chuyên sâu các bệnh về da, xử lý nền da dày sẹo, trị mụn... chị đầu tư hệ thống máy móc hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn và sử dụng dược, mỹ phẩm châu Âu được đánh giá cao về chất lượng, được phép lưu hành trên thị trường.

Thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động, điều chị trăn trở nhất là khách hàng của spa chưa nhiều. Bởi chị là người từ nơi khác tới, bạn bè và các mối quan hệ còn hạn chế. Với nhiệt huyết, quyết tâm của một người trẻ, chị chủ động tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm cũng như nỗ lực khẳng định thương hiệu cá nhân bằng tay nghề chuyên môn. Sau khi những khách hàng đầu tiên có trải nghiệm tốt, người này giới thiệu tới người kia, nhờ đó spa dần được khách hàng biết tới nhiều hơn. Đến nay đã hơn 5 năm gắn bó, việc kinh doanh của chị Thơm đi vào ổn định, khách hàng ngày một nhiều, doanh thu bình quân mỗi tháng sau khi trừ các chi phí đạt hàng chục triệu đồng.

Cùng với ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều người trong độ tuổi khá trẻ mắc các triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy, tê bì chân tay, nhức mỏi các khớp... Nguyên nhân do ngồi sai tư thế quá nhiều hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu; vận động quá sức, bê nặng nhiều; sử dụng điện thoại quá nhiều; ăn uống không lành mạnh... làm cho huyết dịch ứ đọng mãi dưới chân nên phần thân cơ thể bị thiếu máu, dẫn đến tê bì chân tay, thoái hóa, đau nửa đầu, thiếu máu lên não. Nếu để lâu không đả thông kinh lạc dễ dẫn đến đột quỵ hoặc tai biến. Nắm bắt được điều đó, hơn 1 năm trở lại đây, chị Thơm tích cực học tập, nâng cao tay nghề và mở thêm dịch vụ trị liệu bằng phương pháp dưỡng sinh, với mong muốn mang đến dịch vụ điều trị dưỡng sinh tốt nhất, giá thành hợp lý, giúp nâng cao sức khỏe cho mọi đối tượng khách hàng. Theo đó, toàn bộ đội ngũ nhân viên của spa được đi học tập, đào tạo nâng cao tay nghề theo quy trình bài bản. Với các dịch vụ: massage trị liệu, massage thư giãn, massage body, gội đầu dưỡng sinh... chị Thơm sử dụng 100% thảo dược để thải độc hàn khí trong cơ thể cho khách hàng. Những động tác massage body tưởng như đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích, giúp giảm cẳng thẳng, mệt mỏi; cải thiện sức khỏe, tinh thần sảng khoái; cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và ổn định huyết áp; giảm triệu chứng mất ngủ; giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh...

Theo chị Thơm, ngoài tư duy và nắm bắt thời cơ kinh doanh, nắm bắt thị trường thì sự thấu hiểu tâm lý, sẻ chia với khách hàng cũng là điều quan trọng. Với chị, cái tâm của người làm nghề là chìa khóa giúp vượt qua khó khăn và thành công.


Thu Hằng

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục