Anh Nguyễn Thành Nam, xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) giới thiệu với ĐV-TN trong xã về quy trình sản xuất đồ mộc.

Anh Nguyễn Thành Nam, xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) giới thiệu với ĐV-TN trong xã về quy trình sản xuất đồ mộc.

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thanh niên sản xuất - kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh không ngừng được phát triển. Qua đó xuất hiện ngày càng nhiều gương thanh niên vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng. Đoàn viên Nguyễn Thành Nam ở xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) là một trong số đó. Vừa qua, anh đã vinh dự là một trong 100 thanh niên tiêu biểu đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước được T.ư Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của.

 

Sau 2 năm phục vụ trong quân ngũ, năm 1998, anh Nguyễn Thành Nam trở về tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm làm Bí thư chi đoàn xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ. Với bản lĩnh của một thanh niên được rèn luyện trong quân ngũ, dám nghĩ, dám làm, cộng thêm học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, Nguyễn Thành Nam luôn ấp ủ dự định mở rộng ngành nghề sản xuất- kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho ĐV-TN trong xã. Sẵn có nghề mộc, năm 2001, anh quyết định vay vốn của người thân trong gia đình và bạn bè để đầu tư xưởng mộc. Ban đầu, anh tự làm là chính, sau đó anh đã mạnh dạn dùng tiền lãi và vay thêm vốn từ Ngân hàng CSXH huyện để nâng cấp nhà xưởng cùng với thiết bị máy móc hiện đại như: máy bào, máy tiện, máy xẻ, máy cưa vanh với tổng trị giá trên 200 triệu đồng. Từ những đam mê tìm tòi, học hỏi mẫu mã qua sách vở và những người thợ có tay nghề cao ở các làng nghề có tiếng trong và ngoài tỉnh, anh đã từng bước cải tiến, giúp kinh nghiệm, chế tác những sản phẩm nhỏ đơn giản đến những sản phẩm có chi tiết phức tạp. Cứ như thế, các sản phẩm được hoàn thiện có mẫu mã đa dạng và dần có uy tín về chất lượng. Mỗi năm, xưởng mộc mang lại thu nhập cho gia đình từ 120  150 triệu đồng. Hàng năm, xưởng mộc nhà anh Nam còn tạo nghề, tạo việc làm cho từ 10  15 lao động, chủ yếu là thanh niên nhưng có đam mê nghề mộc và 20 lao động mùa vụ với mức lương thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Bên cạnh đó, với cương vị là một Bí thư chi đoàn anh Nam luôn cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động tại cơ sở. Ngoài ra, anh còn thường xuyên chỉ bảo con cái học hành, giúp đỡ gia đình trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm Từ sự đoàn kết, nhiệt tình, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nỗ lực làm giàu cho bản thân và tham gia vào tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đầu tháng 8/2011, Nguyễn Thành Nam đã vinh dự là một trong ba thanh niên tiêu biểu của tỉnh được nhận giải thưởng Lương Định Của do Tư Đoàn trao tặng.

 

                                                                                 Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục