Ông Hùng bên những chuồng trại nuôi chồn Nam Mỹ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hùng bên những chuồng trại nuôi chồn Nam Mỹ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Sau gần 20 năm làm nghề sản xuất gạch thủ công, ông Phạm Văn Hùng ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chuyển sang làm nghề nông. Năm 2006, xem trên tivi thấy nhiều nơi nuôi ba ba có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy 60 triệu đồng tiền bán gạch đi mua ba ba giống. Ở Kỳ Sơn mua cá, tôm, nguồn thức ăn cho ba ba rất rẻ. Hàng ngày, ông cho ba ba ăn no căng, thức ăn vẫn còn thừa mứa, cá con còn nổi trắng ở ao nuôi. Sau một thời gian ba ba giống bắt đầu chết. Mỗi ngày ba ba chết càng nhiều. Khi tìm hiểu ra mới biết là cho ba ba ăn nhiều quá và thức ăn thừa phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho ba ba. Tất cả tiền mua giống ba ba mất trắng.

 

Sau lần đó, tưởng ông sợ nhưng không, ông lên tận Yên Bái mua 100 con giống ba ba gai về nuôi. Theo tìm hiểu của ông, giống ba ba này khỏe và ít bệnh hơn giống ba ba trơn. Lần này, ông thận trọng hơn, ngoài học kinh nghiệm ở Yên Bái, ông còn cất công lên vùng sông Mã (Sơn La) học hỏi về cách nuôi ba ba gai. Với kinh nghiệm từ lần trước và những kiến thức học được từ những cơ sở đang nuôi nên sau thời gian ngắn, số ba ba này đã đẻ lứa đầu. Lứa đầu, ba ba đẻ ra bao nhiêu ông để nuôi cả. Đưa chúng tôi đi xem trang trại ông cho biết: Ba ba gai thương phẩm bán ở đây 1,8 triệu đồng/kg. Nuôi giống này yếu tố có nguồn nước sạch đã thắng đến 50% rồi. Ngoài ra, ở đây có nguồn thức ăn dồi dào và rẻ. Mỗi năm, nuôi ba ba gai cho thu nhập gần tỷ đồng.

 

Không chỉ nuôi ba ba, năm 2007, ông tiếp tục mua vài đôi nhím sắp đẻ về nuôi.  Khi đó mua 15 triệu đồng/đôi nhím giống. Mang nhím về nuôi, vài tháng sau ông đã có thu nhập vì tất cả những đôi nhím mua về đều đẻ. Từ vài đôi ban đầu, ông đã nhân đàn nhím thành mấy chục cặp. Đúng thời kỳ sốt nhím giống, ông kiếm được hàng tỷ đồng. Giờ, giá nhím giảm nên ông chỉ giữ lại mấy đôi.

 

Một hôm xem trên tivi thấy người ta nói về việc nuôi chồn Nam Mỹ, ông lại quyết tâm mua chồn về nuôi. Lần này, ông cất công về tận Viện Chăn nuôi quốc gia mua chồn giống. Trước khi nuôi, ông có tìm hiểu giống chồn này nuôi dễ, nguồn thức ăn chỉ là rau cỏ như nuôi thỏ, không tốn nhiều tiền. Do tìm hiểu kỹ nên ông nuôi chồn lớn nhanh. Chẳng mấy chốc chúng thi nhau đẻ. Thời gian đầu, ông bán chồn giống, giờ ông đang tính chuyển sang nuôi chồn thương phẩm. ông cho biết: nuôi chồn có nhiều yếu tố thuận lợi hơn hẳn giống nhím và ba ba. Giá thương phẩm cho người tiêu dùng cũng hợp lý. Đối với nuôi ba ba không phải gia đình nào cũng có điều kiện để ăn. Với nhím, do con giống to trung bình mỗi con nhím thương phẩm từ 5-7 kg. Mỗi gia đình có khách chỉ ăn hết 1-2 kg, không thể mua cả con hết tiền triệu được. Còn giống chồn thì khác, con thương phẩm to nhất chỉ trên dưới 2 kg, giá bán 400.000 đồng/kg rất hợp lý với nhiều gia đình. Mặt khác, thịt chồn vốn là giống hoang dã thơm ngon, không có mùi hôi nên nhiều người ăn được. Nuôi chồn trong gia đình có thể tạo được việc làm cho nhiều lứa tuổi tại có thu nhập cao. Riêng việc nuôi chồn thương phẩm của cũng mang lại đôi trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhìn trang trại của ông chỉ chừng 2.000 m2 nhưng được ông bố trí xây dựng chuồng trại hợp lý nuôi  ba ba, nhím, chồn cho thu nhập mỗi năm trên một tỷ đồng. Những diện tích nhỏ như bờ bể nuôi ba ba ông cũng tận dụng xếp hộp xốp để gieo cây ngô để cho chồn ăn. Khi nói về bí quyết trong chăn nuôi ông tâm sự: diện tích đất rộng hay hẹp không quan trọng  mà mình phải bố trí hợp lý,  dám nghĩ, dám làm và  đưa tiến bộ KH-KT vào chăn nuôi mới hy vọng thành công.

 

 

                                                                           Việt Lâm

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục