Chị Nguyễn Thị Hạnh và những phần thưởng cao quý ghi nhận nỗ lực, những đóng góp của chị cho cộng đồng.

Chị Nguyễn Thị Hạnh và những phần thưởng cao quý ghi nhận nỗ lực, những đóng góp của chị cho cộng đồng.

(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…

 

35 năm trước, cô sinh viên 19 tuổi mới ra trường đã một thân một mình lên Hòa Bình lập nghiệp. Bươn trải làm ăn nơi đất khách quê người, đôi bàn tay mềm mại của người con gái nhanh chóng trở nên thô ráp khi cả ngày quần quật với bê tông, cát, đá, sỏi, xi măng… Công việc thợ xây vốn nặng nhọc với cả những nam thanh niên mạnh khỏe nhất nhưng chưa bao giờ khiến chị Hạnh cảm thấy nao lòng.  

 

Chị kể: Quê chị ở Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Năm 19 tuổi, chị tốt nghiệp trường công nhân kỹ thuật Chúc Sơn, quyết định lên Hòa Bình lập nghiệp, làm việc tại một Công ty xây dựng của Nhà nước. Thân con gái xa nhà lại bươn trải với nghề công nhân xây dựng nên không khó để có thể hình dung những nhọc nhằn mà chị phải đối mặt hồi đó. Ba năm sau, chị lập gia đình. Chồng chị cũng là công nhân với đồng lương eo hẹp như chị.

 

Nhớ lại thời khốn khó, chỉ có hai bàn tay trắng và một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi, chị Hạnh cười. Nụ cười của một người đã bản lĩnh vượt qua tất cả những nhọc nhằn của cuộc sống nên đầy sắc sảo và tự tin: Năm 1995, dù không thuộc diện phải về nghỉ 176 nhưng tôi tự nguyện làm đơn xin nghỉ. Lúc bấy giờ, tôi đã 18 năm trong nghề, đang làm tổ trưởng một tổ xây dựng gồm 20 thành viên đều là nữ giới. Chị em trong đội không còn việc làm thì hụt hẫng lắm. So với thời làm công ăn lương, họ đã khổ lại càng khổ hơn. Thế là tôi quyết định xin về 176 để làm cái việc mà hồi đó ít người hình dung đàn bà con gái có thể làm: thành lập một đội chuyên đi đổ bê tông thuê.

 

Đổ bê tông thuê, với thanh niên trai tráng dồi dào sức khỏe, công việc này đã khá nặng nhọc, huống hồ đối với những người phụ nữ chân yếu, tay mềm. Bất chấp điều đó, tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh vẫn hăng hái đi tìm việc để chị em cùng làm. Thời gian đầu rất chật vật khi tìm mối làm ăn vì chẳng mấy chủ nhà tin tưởng vào hiệu quả công việc của một tốp thợ chỉ toàn phụ nữ. Từ khâu vận chuyển đến khâu trộn bê tông và đưa lên đổ mái nhà, khâu nào cũng làm thủ công nên vừa lâu, vừa nặng nhọc. Gần 5 năm trời như thế. Từ việc lớn đến việc bé, từ nhà nhỏ đến nhà to, cứ nơi nào có nhu cầu là chị nhận mà đã nhận là làm hết sức. Kiên nhẫn và lăn lộn với nghề. Dần dần, chị đầu tư mua máy trộn bê tông, máy tời, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu... để vừa đỡ mất sức cho chị em, vừa nâng cao hiệu quả công việc. Vì đã gây dựng được nên đội của chị không lúc nào ngơi việc, địa bàn cũng mở rộng ra đến các huyện, không chỉ bó hẹp trong địa bàn thành phố Hòa Bình. Hiện, đội đổ bê tông thuê của chị Hạnh có hơn 50 công nhân đều đặn làm việc theo đơn đặt hàng, thu nhập ổn định giúp cho họ có thể trang trải khá tốt những nhu cầu thiết thân của cuộc sống.

 

“Cơ ngơi này là trái ngọt của cả một đời làm công nhân” – Chị Hạnh vui vẻ nói. Từ hai bàn tay trắng, sau mấy chục năm có lẻ lăn lộn với bê tông, cát, đá, sỏi, xi măng..., giờ đây, khi đã trở thành bà ngoại của mấy đứa cháu nhỏ, chị vẫn tham gia vào công việc mà theo như chị nói - “đã mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho cuộc đời”. Ngoài công việc nhận thầu đổ mái bê tông, chị Hạnh tham công tiếc, việc còn “ôm” thêm nhiều việc khác như làm kinh tế trang trại, kinh doanh bất động sản... Tấm gương dám nghĩ, dám làm của chị Nguyễn Thị Hạnh được nhân dân tổ 8, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) nhắc đến với niềm thán phục sâu sắc. Những gì chị đang sở hữu là mơ ước lớn lao đối với bất kỳ ai: gia đình hạnh phúc xum vầy, nhà cửa khang trang rộng rãi, công việc làm ăn thuận lợi, đời sống tinh thần phong phú... Đó là giấc mơ vẹn toàn mà chị nhọc công gây dựng từ hai bàn tay trắng. Giấc mơ đó, chị mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người bằng những hành động cụ thể như tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ tại KDC, tích cực đóng góp công sức, tiền của cho các chương trình từ thiện hướng tới cộng đồng... Những đóng góp của chị được cộng đồng ghi nhận. Bằng chứng là trong nhiều năm liên tiếp, chị Nguyễn Thị Hạnh luôn được bầu đạt phụ nữ xuất sắc của phường, được tặng giấy khen hộ gia đình có nhiều thành tích trong phong trào thi đua hộ gia đình làm kinh tế giỏi, cùng nhiều giấy khen vinh dự khác như gia đình văn hóa tiêu biểu, giấy khen có nhiều thành tích trong phong trào “toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục”...

 

 

                                                                             Thu Trang

 

 

Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục