Giám đốc Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu về những hiện vật cổ quý giá đang được lưu giữ trong Bảo tàng tỉnh.

Giám đốc Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu về những hiện vật cổ quý giá đang được lưu giữ trong Bảo tàng tỉnh.

(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình, đối với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Thị Thi, công việc đã mang tới cho chị một điều vô cùng quý giá: được sống với niềm đam mê của mình. Vì đam mê văn hóa Mường, người phụ nữ quê xã Lam Điền, Chương Mỹ (Hà Nội) đó đã ăn cơm Hòa Bình, uống nước Hòa Bình và từ lâu đã trở thành một người con đích thực của xứ Mường “Đẻ đất, đẻ nước”.

 

Năm 1991, sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội, chị về công tác tại Bảo tàng tỉnh. Công việc tưởng chừng quá khô khan và già cỗi đối với một cô gái 20 tuổi nhưng với Thi, nó chất chứa những giá trị không thể đong đếm được. Thấm thoắt đã hơn 20 năm công tác. Chị đã cùng với đồng nghiệp mải miết đi tìm những hiện vật bị chìm sâu dưới lớp bụi thời gian, bóc tách những giá trị còn lẩn khuất trong từng hiện vật để cho hiện vật được cất lên tiếng nói của mình, khơi lại dòng chảy lịch sử vốn đã từng bị đứt gãy... Với chị Thi, những cổ vật đang được lưu giữ trong bảo tàng vốn chỉ tìm thấy ở xứ “Đẻ đất, đẻ nước” này, chúng như những sứ điệp của thời gian, nói đến chúng là nói đến cả một kho tàng tri thức, thể hiện sâu sắc những giá trị văn hóa đặc trưng của xứ Mường Hòa Bình.

 

Với niềm đam mê chưa bao giờ nguội lạnh, trong nhiều năm nay, hầu như chưa có một cuộc khảo cứu, thám sát, khai quật di chỉ khảo cổ hay chuyến điền dã quan trọng nào do Bảo tàng tỉnh tổ chức hoặc phối hợp tổ chức lại vắng chị Nguyễn Thị Thi. Trong các cuộc khảo cứu, khai quật các di chỉ khảo cổ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn coi chị như một chuyên gia thực thụ. Còn nhớ, năm 2010, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam á tổ chức đợt khai quật khảo cổ tại hang xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn) với quy mô lớn. Trong suốt thời gian tiến hành khai quật tại di chỉ trên, chị Thi đã làm cho các chuyên gia hàng đầu ở Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam á phải ngạc nhiên, thán phục cả về trình độ, kiến thức, kỹ năng thực hành lẫn sự bền bỉ, kiên nhẫn, tỉ mẩn vốn chẳng mấy hợp với một người phụ nữ có cái dáng vẻ bên ngoài nhàn nhã như chị. Vượt lên tất cả, chị cùng các chuyên gia khảo cổ đã có một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ học trong nước và quốc tế khi phát hiện ra lối mòn của người Việt cổ cư trú trong hang Trại cách ngày nay vào khoảng 21 - 22 nghìn năm. Không chỉ phát hiện ra lối mòn của người Việt cổ, chị cùng các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện, thu thập hàng nghìn mẫu vật mang những đặc trưng độc đáo của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Phát hiện quan trọng này thêm một lần nữa đã khẳng định một cách đầy tự hào rằng: vùng đất Hòa Bình ngày nay là một trong những cái nôi của người Việt cổ từ hàng chục nghìn năm trước.

 

Chị Nguyễn Thị Thi tâm sự: “Tình yêu với mảnh đất này đã giữ cho ngọn lửa đam mê trong tôi chưa bao giờ nguội lạnh. Bây giờ và cả sau này nữa, tôi luôn mặc định mình là một người con của đất Mường Hòa Bình. Một người con luôn trân trọng và tự hào về miền đất mẹ tuy không sinh ra tôi nhưng đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi...”.

 

                                                                                    Thu Trang

 

 

Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục