Chị Vì Thị Oanh tự hào giới thiệu với những sản phẩm độc đáo của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu khi tham gia triển lãm các sản phẩm nổi bật của ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình năm 2015.

Chị Vì Thị Oanh tự hào giới thiệu với những sản phẩm độc đáo của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu khi tham gia triển lãm các sản phẩm nổi bật của ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình năm 2015.

(HBĐT) - Mang trong mình tình yêu và niềm tự hào sâu sắc đối với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, chị Vì Thị Oanh – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt thổ cẩm Chiềng Châu (huyện Mai Châu) đã tìm được những trái tim đồng điệu khi tham gia dự án “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”. Từ năm 2009, chị Oanh và các xã viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã cùng nhau dành trọn tâm huyết cho việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Thái Mai Châu. Đến nay, tâm huyết của họ đã tạo ra những lan tỏa đẹp đẽ...

           

Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Hòa Bình” do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ, Sở NN&PTNT đã khảo sát và lựa chọn xã Chiềng Châu làm mô hình điểm để đầu tư, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Dự án được thực hiện trong ba năm từ 2009 đến 2011. Theo đó, năm 2009, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu được thành lập gồm 33 xã viên, Ban chủ nhiệm gồm 3 thành viên, chị Vì Thị Oanh được bầu làm Phó chủ nhiệm HTX.

           

Cùng chung một tình yêu và niềm tự hào sâu sắc đối với nghề dệt thổ cẩm của dân tộc, chị Vì Thị Oanh và các xã viên HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu – những người phụ nữ dân tộc Thái Mai Châu đã dành nhiều tâm huyết cho việc khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Vốn đã có từ lâu đời, nhưng xưa kia, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái Mai Châu chỉ bó hẹp trong phạm vi tự cung, tự cấp, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ sinh hoạt gia đình. Về sau, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, cái tên Mai Châu gắn liền với những hoa văn tinh tế, đậm đà bản sắc của thổ cẩm dân tộc Thái nơi đây ngày càng tạo được sức hút mạnh mẽ đối với du khách thập phương. Các sản phẩm từ nghề dệt thổ cẩm dần có mặt nhiều hơn trên thị trường, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo và thực sự tiêu biểu cho vùng đất du lịch Mai Châu.

           

Chị Vì Thị Oanh chia sẻ: Để phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, chúng tôi xác định hạt nhân quan trọng là HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu. Chính vì vậy, khi tham gia HTX, tôi và các chị em xã viên đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, kế thừa và phát huy những tinh túy của nghề dệt thổ cẩm cổ truyền để tạo ra những sản phẩm mới vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc vừa mang tính hiện đại, phù hợp với xu hướng. Các sản phẩm do HTX sản xuất khá đa dạng, điển hình như các loại quà lưu niệm, khăn dệt, túi xách, giầy dép, đồng hồ treo tường, búp bê, thú nhồi bông… Hiện tại, HTX đang sản xuất và kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu tại các cửa hàng trưng bày sản phẩm ở bản Lác (Mai Châu), Hà Nội, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh… Nếu như năm 2011, doanh thu của HTX đạt trên 500 triệu đồng/năm thì đến năm 2015 ước đạt trên 2 tỷ đồng. Hoạt động của HTX đã tạo được việc làm ổn định cho 30 xã viên HTX, ngoài ra còn có hơn 20 hội viên phụ nữ khác không phải là xã viên HTX cũng thường xuyên nhận hàng về nhà để tranh thủ làm thêm những lúc nông nhàn và nâng cao thu nhập.

 

Là Phó chủ nhiệm HTX, chị Vì Thị Oanh luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Bản thân chị luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi để sáng tạo ra những sản phẩm được thị trường đón nhận. Chị là người trực tiếp giao dịch ký kết các hợp đồng cung cấp hàng, là người tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm ổn định cho HTX, là người trực tiếp tính toán lập kế hoạch đầu tư vốn, mua nguyên vật liệu về cho chị em xã viên dệt, đồng thời cũng đóng vai trò là nhân tố tích cực nhất trong nỗ lực xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu. Để làm tốt tất cả những công việc đó, từ năm 2009 đến nay, chị Vì Thị Oanh đã tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới, kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên, hoạt động marketing, tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức ở các tỉnh, thành trên mọi miền tổ quốc… Thông qua các hoạt động đó, chị Vì Thị Oanh đã dành trọn tâm huyết của mình để biến quyết tâm thành hiện thực: Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu.

 

 

 

                                                                                   Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục