Từ mô hình trang trại tổng hợp, ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm.

Từ mô hình trang trại tổng hợp, ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm.

(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.

 

Nhớ lại những năm đầu khi mới tham gia vào tổ chức Hội Nông dân, ông Sinh chia sẻ: Trước năm 1990, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, đất và nhà ở chưa có, đất canh tác cũng không. Để tìm ra phương cách làm ăn, phát triển kinh tế, vốn đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi là điều khiến tôi bao ngày trăn trở. Năm 1991, gia đình tôi xin nhận khoán diện tích 12,8 ha đất rừng và 1.000m2 đất trồng màu. Ở những năm đầu, tôi mới chỉ trồng cây lâm nghiệp trên diện tích rừng kết hợp trồng ngô đất màu nên thu nhập chưa đảm bảo, việc trồng cấy chủ yếu phục thuộc vào điều kiện thời tiết, năm thuận, năm không, chưa kể kiến thức về khoa học, kỹ thuật còn hạn chế, chưa biết hạch toán đầu tư…

 

Năm 2000, ông viết đơn xin gia nhập và là hội viên chi hội thôn Đồng Huống. Cũng từ đây, ông được tiếp cận, nhận sự hỗ trợ thông qua tổ chức Hội về kiến thức khoa học, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi. Với sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình, ông mạnh dạn chuyển diện tích đất màu và một số diện tích đất lâm nghiệp nhận khoán sang trồng cây ăn quả cam Canh, bưởi Diễn, hồng không hạt… Những khó khăn, thử thách ban đầu về vốn, chọn giống, kỹ thuật chăm sóc dần được tháo gỡ nhờ ông chịu khó học hỏi, tìm tòi và được tạo điều kiện theo học các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật do Trạm KN – KL, Hội Nông dân huyện tổ chức. Bên cạnh đó, ông được cho vay vốn ưu đãi Dự án trồng cam của huyện.

 

Áp dụng phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, hàng năm, gia đình ông mở rộng mô hình sản xuất và xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp gồm chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Trong chăn nuôi, ông lựa chọn nuôi ong lấy mật và gà thả vườn để tận dụng lợi thế rừng. Hàng năm, doanh thu từ chăn nuôi của ông đạt trên 500 triệu đồng/năm, cây ăn quả đạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Năm 2014, mô hình của gia đình ông đạt tổng doanh thu 2,5 tỷ đồng. Trong đó, thu từ 50 đàn ong lấy mật đạt 90 triệu đồng, chăn nuôi gà đạt 620 triệu đồng, thu từ cam - bưởi - hồng đạt 1,6 tỷ đồng và thu từ rừng đạt 150 triệu đồng. Trừ chi phí, ông thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng, bao gồm chăn nuôi 230 triệu đồng, rừng 130 triệu đồng, cây ăn quả 1,2 tỷ đồng. Mô hình của ông đã thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho 20 – 25 lao động địa phương với bình quân thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Không chỉ năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế, gia đình ông còn là hộ hội viên luôn gương mẫu thực hiện các phong trào như hiến đất xây dựng NTM, tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động tại KDC như vệ sinh đường làng ngõ xóm, bảo vệ môi trường nông thôn, đóng góp ngày công giúp đỡ hộ nghèo, ủng hộ quỹ Vì người nghèo, Đền ơn, đáp nghĩa. Ông cũng tận tình giúp đỡ các hộ khác về vốn, kỹ thuật, mở hướng làm ăn, vươn lên ổn định kinh tế. Từ năm 2008 đến nay, gia đình ông liên tục được công nhận hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2014, ông là gương mặt nông dân tiêu biểu, duy nhất của tỉnh được Trung ương Hội tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.

                                                                             

 

                                                                                  Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục