Ông Lưng đang kiểm tra gạch trước khi chuyển cho khách hàng.

Ông Lưng đang kiểm tra gạch trước khi chuyển cho khách hàng.

(HBĐT) - Đó là câu chuyện bền bỉ vượt khó của ông Đinh Văn Lưng, trưởng thôn xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) với mô hình sản xuất gạch bi. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm như hiện nay, ít ai biết rằng, trước đó ông và gia đình đã trải qua thời kỳ thiếu thốn trăm bề. Ấy thế mà, bằng sự nhanh nhạy, ham học hỏi và ý chí quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, ông đã gặt hái được những thành quả xứng đáng.

 

Rót chén trà nóng, ông Lưng kể cho chúng tôi nghe về những ngày gian khó: Đó là những ngày của chục năm về trước, vì lo miếng cơm, manh áo cho gia đình, ông đã đi làm đủ thứ nghề rồi buôn bán xuôi ngược nhưng thu nhập cũng chẳng đáng là bao. Bù lại, những tháng ngày đó đã cho ông cơ hội được tiếp cận và học hỏi được kinh nghiệm làm giàu từ những mô hình kinh tế tiêu biểu. Ở thời điểm đó, gạch bi là một vật liệu xây dựng còn khá mới mẻ nhưng nhu cầu của bà con địa phương đối với loại gạch này rất cao, mà cơ sở sản xuất còn ít, ông tự nhủ: đây là cơ hội “trời cho”, nếu nắm bắt được, mình sẽ thoát nghèo.

Từ suy nghĩ đó, ông bàn bạc với gia đình và quyết định vay 70 triệu đồng từ anh em và ngân hàng để mua máy móc và mở cơ sở sản xuất gạch bi Minh Lưng. Ngay từ những ngày đầu, với tiêu chí chất lượng là trên hết và giá cả phù hợp với mức sống của bà con nên gạch tiêu thụ rất nhanh nhưng ngặt nỗi, khách hàng mua chịu khá nhiều nên ông bị kẹt vốn. Đôi chút nản lòng nhưng ông nghĩ, dẫu sao đây cũng là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm. Cuối cùng, sau bao cố gắng, không chỉ bà con lân cận trong huyện, mà thị trường tiêu thụ của gạch bi Minh Lưng được mở rộng tận các xã như Xăm Khòe, Mai Hịch, Mai Hạ của huyện Mai Châu.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, năm 2012, ông mở rộng xưởng sản xuất và mạnh dạn đầu tư mua thêm một máy ép gạch, nâng công suất lên 2.500 – 3.000 gạch/ngày. Nhờ những sự nhanh nhạy đó, 3 năm trở lại đây, gia đình ông đã có mức thu nhập ổn định, bình quân từ 400 - 500 triệu đồng/năm. Không chỉ làm ăn kinh tế giỏi, ông còn là một người tham gia tích cực hoạt động của tập thể, xã hội với 10 năm làm Bí thư Chi bộ và hiện đang là trưởng thôn xóm Bái. Cơ sở sản xuất gạch của gia đình ông còn tạo ra công ăn việc làm ổn định cho 8 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 3,6– 4 triệu đồng/tháng. 

Với những thành quả đạt được trong SX - KD, năm 2015, ông Lưng được Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen vì “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2010 - 2015”. Đồng chí Bùi Văn Khải, Chủ tịch UBND xã Phú Cường cho rằng: Không chỉ làm kinh tế giỏi, với cương vị là một trưởng thôn, ông đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thúc đẩy sự phát triển của làng xóm. Ông là một tấm gương sáng để bà con trong xã noi theo”.

 

                                                                           Viết Đào (CTV)

 

 

 

Các tin khác


“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục