Nhà nông Phạm Văn Cường với cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ có thể ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng.

Nhà nông Phạm Văn Cường với cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ có thể ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc cây ăn quả giai đoạn sinh trưởng.

(HBĐT) - Lâu nay, việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả đối với nông dân là công đoạn khó nhọc, tiềm ẩn độc hại cho sức khỏe. Có một nhà nông từ thực tiễn sản xuất của chính gia đình mình đã tìm ra giải pháp cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ. Cải tiến này không những làm gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV mà còn đảm bảo sức khoẻ con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông là Phạm Văn Cường, nông dân khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

 

Để thỏa mãn trí tò mò, chúng tôi đã tìm đến trang trại của ông Cường với mong muốn “mục sở thị” giải pháp phun thuốc BVTV bằng bể hình trụ. Quan sát mới thấy cách ông thao tác quả thực nhẹ nhàng, không chút khó nhọc. Ông cho biết: Thay vì xây bể hình vuông hay bể hình chữ nhật, xây bể hình trụ có tính năng khả dụng, nhất là giúp pha chế thuốc đều. Khối lượng mỗi lần pha được khoảng 2 m3, tương ứng với 200 lần máy phun tay. Về cấu tạo bao gồm thân bể hình trụ có chiều cao 1,2m, đường kính 1,6m, đảm bảo thể tích khoảng 2m3 thuốc đủ phun cho 2 ha cam 1 năm tuổi, 1 ha cam 2 năm tuổi. Miệng bể có nắp đậy, đáy bể hình chóp nón, tâm bể có hố xả rộng, kê sỏi ở đáy còn ống hút được đặt vào tâm bể. Đầu của các ống hút, ống quấy, ống hồi nước thuốc được lắp đặt trong máy bơm động cơ. Với máy phun áp lực cao được gắn trên miệng bể, khi vận hành, người cầm ống dẫn điều chỉnh có thể kéo dây để phun tùy theo địa hình của vườn. Theo cách này, một người phun chí ít cũng bằng 10 người sử dụng máy phun tay. Các tiêu chí đạt được là vận hành đơn giản, hiệu suất cao, hạn chế độc hại do thuốc gây ra, giảm sức lao động, tiết kiệm thuốc mà hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ăn quả lại cao.

 

Gia đình ông Cường hiện có 2 ha cam, quýt gồm các giống cam đường Canh, Xã Đoài, quýt Ôn Châu. Những năm 2013 trở về trước, để chăm sóc cho diện tích này, ông phải thuê hàng chục nhân công, đến công đoạn xử lý sâu bệnh, ông vừa pha chế, vừa phải đeo bình phun tay, di chuyển nặng nhọc, mất nhiều thời gian, hao tổn sức lực. Năm 2014, ông mày mò nghiên cứu và thử nghiệm xây bể pha thuốc hình trụ. Loại bể này không chỉ giúp pha đều, không phải pha nhiều lần mà hiệu quả môi trường và sức khỏe cộng đồng thấy rõ. Đặc biệt hơn cả là việc thau rửa bể, thu hồi lượng thuốc thừa rất thuận lợi nhờ phía dưới đáy bể được thiết kế tâm xả rộng, ống xả thoát ra ngoài bằng ống nhựa và chốt khoá. Khi thau thuốc, chỉ cần đổ nước vào thành bể là nước tạo tạo thành dòng xoáy thoát ra ngoài, rửa trôi mọi cặn thuốc, tiện cho việc thu hồi thuốc thừa đem chôn. Theo đồng chí Trần Bảo Toàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Kỹ thuật tỉnh, đây là cải tiến dễ ứng dụng trong thực tiễn, nhất là đối với các hộ làm vườn phấn đấu mở rộng diện tích từ vài nghìn mét vuông tăng lên quy mô hàng chục ha cây ăn quả có múi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, tăng thu nhập cho người lao động.

 

Cùng với xu thế phát triển loại hình trang trại, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong  trồng và chăm sóc, thu hoạch đang được tỉnh ta đặc biệt quan tâm, gắn liền với khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Gap. Sáng kiến của nhà nông Phạm Văn Cường đã áp dụng từ năm 2014, được đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn, xứng đáng đạt giải Nhì về giải pháp cải tiến kỹ thuật tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 6 (2014 - 2015). Cải tiến xây bể chứa thuốc hình trụ cũng là 1 trong 3 giải pháp được tỉnh lựa chọn tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật Việt Nam cấp Trung ương.

                                                                                        

                                                                                     

                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục