Với ý chí, nghị lực và quyết tâm thoát nghèo, chị Đinh Thị Thủy đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo từ 2 bàn tay trắng. ảnh: Chị Thủy chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Với ý chí, nghị lực và quyết tâm thoát nghèo, chị Đinh Thị Thủy đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo từ 2 bàn tay trắng. ảnh: Chị Thủy chăm sóc đàn lợn của gia đình.

(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thủy ở xóm Mượt, xã Cun Pheo là một trong những điển hình nông dân vượt khó vươn lên làm giàu ở huyện Mai Châu. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nhiều năm liền gia đình chị chỉ bám vào nghề nông để sống, thế nhưng cái nghèo vẫn luôn đeo bám, vợ chồng chị Thủy làm mọi việc từ cấy lúa, trồng màu, chăn nuôi đến đi làm thuê, làm mướn... để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

 

Chị Thủy tâm sự: “Với những khó khăn như vậy, tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì, làm như thế nào để có thu nhập, có tiền nuôi con ăn học, làm giàu cho gia đình và xã hội...”. Dám nghĩ, dám làm, chị Thủy đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng NN&PTNT huyện Mai Châu cùng với nguồn vốn tích góp của gia đình dành dụm được để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Với cách làm đó, từ năm 2010 đến nay, gia đình chị Thủy luôn có 20 con trâu, bò, trên 200 con ngan, gần 100 con lợn, mỗi năm nuôi được 3 lứa và bán ra thị trường từ 150 - 180 con/lứa. Ngoài ra, gia đình chị còn tận dụng đất vườn nuôi gà thả vườn với gần 300 con gà, tận thu bông chít của nhân dân trong xã, xóm lúc nhàn rỗi để làm chổi bán ra thị trường với giá 15.000 - 20.000 đồng/chiếc. Gia đình chị còn mở thêm cửa hàng bán hàng tạp hóa nhằm tạo thêm nguồn thu nhập. Từ chỗ là một hộ nghèo, đến nay, bình quân thu nhập hàng năm của gia đình chị đạt từ 400 - 500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gia đình chị còn tạo việc làm cho trên 20 lao động trong xã với mức thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/ tháng. Hàng năm, chị còn tích cực tham gia hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm SX-KD cho nhiều hộ dân trong xã,   xóm cùng vươn lên thoát nghèo.

 

Không chỉ SX-KD giỏi, chị Thủy còn là hội viên nông dân năng nổ trong công tác hội nông dân của xã. Chị luôn nhiệt tình hướng dẫn nông dân trong xóm sản xuất, chăn nuôi để thoát nghèo, luôn thể hiện tinh thần đoàn kết tình  làng, nghĩa xóm, tích cực tham gia các phong trào   xã hội từ thiện; gương mẫu cùng gia đình vận động bà con nhân dân thực hiện    tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện nếp sống văn minh, hưởng ứng cùng xây dựng NTM. Với những  đóng góp đó, gia đình chị nhiều năm liền được công nhận gia đình nông dân văn hóa, đặc biệt, chị Đinh Thị Thủy còn được được Tỉnh ủy tặng bằng khen về   đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền và được UBND huyện Mai Châu tặng giấy khen về cá nhân điển hình xuất sắc SX-KD giỏi giai đoạn 2010 - 2014.

 

 

 

                                                                    Thu Hường

                                                                  (Đài Mai Châu)

Các tin khác


Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục