(HBĐT) - Văn Nghĩa là xã thuộc Chương trình 135 của huyện Lạc Sơn. Thời gian qua, xã tích cực triển khai các nội dung trong chiến lược công tác dân tộc, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách phát triển KT-XH của tỉnh. Qua đó, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn được ổn định và ngày càng cải thiện.



Từ chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135, hệ thống kênh, mương thủy lợi của xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) được đầu tư kiên cố, cơ bản đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

Xã có 1.624 hộ với 7.111 nhân khẩu, 99% dân số là dân tộc Mường sinh sống ở 9 xóm. Trong những năm qua, cùng với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã thường xuyên tuyên truyền, tổ chức đối thoại với nhân dân để huy động các nguồn lực từ nhân dân đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, xã ban hành nghị quyết về phát triển KT-XH giai đoạn 2015-2020, kiện toàn ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, ban giám sát cộng đồng. Đồng thời, phân công các đồng chí đảng ủy viên phụ trách các chi bộ để thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Do đó, giai đoạn 2014-2019, các chương trình, chính sách dân tộc được thực hiện tốt, hiệu quả. Về chính sách phát triển sản xuất, xã được hỗ trợ 6.242 cây có múi các loại cho nhân dân cải tạo vườn tạp; mô hình nuôi dê với tổng đàn 500 con, bò sinh sản 34 con và 8.288 con gà giống. Ngoài ra, UBND xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như mô hình trồng cây lấy hạt chất lượng cao diện tích 36,5 ha/năm, đem lại giá trị 4,4 tỷ đồng/năm; nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật lên 1.900 đàn...

Về chính sách đầu tư phát triển, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", giai đoạn 2014-2019, với nguồn lực gần 30 tỷ đồng, xã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn phục vụ đời sống và dân sinh. Trong đó, bê tông hóa được 5,3 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí 4 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa 6 bai, hồ, đập và cứng hóa 6,4 km kênh, mương thủy lợi với kinh phí 10 tỷ đồng; xây lắp trên 10 km đường hạ thế và 2 trạm biến áp. Đến nay, 100% hộ có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Xã được đầu tư 2 trường học đạt chuẩn quốc gia với tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồng; đầu tư trạm y tế đạt chuẩn với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Văn Nghĩa cho biết: Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất là những chính sách thiết thực, đem lại hiệu quả, tạo sự ổn định trong cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình do xã làm chủ đầu tư đã thể hiện năng lực quản lý, điều hành của cán bộ. Qua thực hiện các chính sách góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã hiện đạt 31 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31%. Ngoài ra, các chính sách giảm nghèo, phát triển KT-XH được phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện, nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ, công tác dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, TTATXH được đảm bảo, AN-QP được củng cố và giữ vững.

Hải Linh

Các tin khác


Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 23/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến trên địa bàn TP Hòa Bình.

Tuổi trẻ huyện Đà Bắc xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Thấm nhuần lời dạy của Bác "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, tuổi trẻ huyện Đà Bắc đã và đang triển khai nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Qua đó đóng góp thiết thực trong đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

2 học sinh lớp 5 đuối nước tử vong tại đập My Tây, xã Nuông Dăm

Sáng 22/4, tại đập My Tây, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 cháu học sinh lớp 5 tử vong. Đó là các cháu: N. T. T. T và B. T. N. L, sinh năm 2013, cùng học tại Trường Tiểu học và THCS Nuông Dăm.

Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn PCCC huyện Cao Phong

Huyện Cao Phong vừa tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước Trường TH&THCS xã Chiềng Châu

Sáng 22/4, tại Trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu đã diễn ra lễ khánh thành bể bơi phòng tránh đuối nước trường TH&THCS xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Tới dự và cắt băng khánh thành có các đồng chí: Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch danh dự Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Quỹ Thiện tâm; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục