(HBĐT) - Năm 2015, khi vừa học xong cấp THPT, anh Bùi Văn Trường, con trai bà Bùi Thị Thảo, thôn Trắng Đá, xã Yên Phú (Lạc Sơn) lấy vợ và quyết định đi làm công nhân ở Thái Nguyên. Một năm sau, chị Bùi Thị Mai cũng theo chồng lên Thái Nguyên làm công nhân cho công ty điện tử. Gần 5 năm nay, hai vợ chồng bỏ 2 con ở nhà cho ông bà nội để đi làm. Bà Thảo cho biết: Đứa đầu được 18 tháng thì vợ chồng nó đi, đứa thứ 2, ông bà cũng phải chăm từ lúc 10 tháng tuổi. Tuy vất vả, nhưng con cái tu chí làm ăn gửi tiền về cho bố mẹ sửa sang được nhà cửa. Ngày các con đi, chỉ có một mái nhà trống giờ đã xây sửa mới, mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt lại có tiền lo cho con, vợ chồng tôi cũng mừng.


Câu chuyện của gia đình bà Bùi Thị Thảo không phải là hiếm ở xã Yên Phú. Diện tích đất ít nên từ nhiều năm nay, Yên Phú được xem là địa phương có số lao động đi làm ăn xa đông nhất nhì trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đồng chí Bùi Văn Niêm, Trưởng Công an xã Yên Phú cho biết: Chưa có con số thống kê cụ thể qua các năm, nhưng đến thời điểm này, toàn xã có khoảng hơn 400 lao động đăng ký tạm vắng để đi lao động.

Trò chuyện với nhiều gia đình có con đi làm công nhân tại Bắc Ninh, Thái Nguyên được biết, trước đây, người lao động đi làm ở ngoài chủ yếu là lao động tự do, nam làm phụ hồ, nữ làm giúp việc gia đình. Hiện nay, lớp thanh niên ở Yên Phú lựa chọn con đường lao động ở các công ty điện tử, may mặc tại các khu công nghiệp. Một trào lưu mới ở Yên Phú là những cặp vợ chồng trẻ cùng đi làm công nhân. Theo lý giải của người dân, khi cả hai vợ chồng cùng đăng ký một công ty thì càng dễ được tuyển dụng, đồng thời vừa tích cóp được vốn và gìn giữ được gia đình. Có cậu con trai cả mới theo bạn làm công nhân ở khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh 2 tháng nay, anh Bùi Văn Hải, xóm Bợ cho biết: Vào đấy cũng là lao động phổ thông nhưng các con cũng phải thi tuyển, thử tay nghề, làm việc theo dây chuyền và có kỷ luật lao động khắt khe. Như vậy cũng góp phần rèn luyện con người. Lương tháng ổn định, nhiều công ty có nhà ở cho công nhân nên cũng đỡ lo về an ninh, trật tự.


Nhờ có con đi làm công nhân ở Thái Nguyên, kinh tế của gia đình bà Bùi Thị Thảo, xóm Trắng Đá, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đã có nhiều cải thiện.

Bên cạnh mặt được, câu chuyện lao động đi làm ăn xa ở Yên Phú cũng có những khoảng trầm. Đó là tình hình thanh niên dính vào tai - tệ nạn xã hội rồi mang về địa phương gây mất an ninh, trật tự. Tháng 6/2019, Công an xã Yên Phú bắt quả tang Bùi Văn Chinh, xóm Trắng Đá về tội buôn bán ma túy. Bố mất sớm, một mình mẹ Chinh nuôi 2 con khôn lớn. Bước vào tuổi thanh niên, Chinh theo bạn bè kiếm việc làm ở Hà Nội, cũng đã lấy vợ, sinh con. Tuy nhiên, sống ở thành phố mấy năm thì Chinh mắc nghiện ma túy, vợ bỏ đi, để lại con gái cho mẹ Chinh nuôi. Từ đó, thay vì làm việc chăm chỉ, Chinh lại bập vào đường dây vận chuyển ma túy lẻ. Nhiều lần từ thành phố về, Chinh mang theo ma túy để bán cho các đối tượng trên địa bàn xã. Ngày 13/6/2019, Bùi Văn Chinh bị Công an xã Yên Phú bắt quả tang tàng trữ 6 gói heroin. Bùi Văn Chinh không phải là trường hợp đáng tiếc duy nhất ở đây. Theo Trưởng Công an xã Yên Phú, tính đến thời điểm hiện tại, xã có 51 đối tượng nghiện và nghi nghiện. Trong đó, hầu hết là những người đi làm ăn xa trở về. Họ chủ yếu là lao động tự do như đi làm sấy ngô ở Sơn La, hái cà phê ở Tây Nguyên hoặc làm phụ hồ ở các thành phố lớn.

Đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: Thanh niên rời làng đi làm ăn xa cũng mang lại những hiệu quả tích cực cho xã, đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn thay đổi. Tuy nhiên, mặt trái là nhiều thanh niên không giữ được mình, dính vào tệ nạn ma túy hoặc tình trạng thiếu lao động nông thôn, chỉ có người già chăm sóc trẻ nhỏ. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm chỉ đạo định hướng lao động lựa chọn tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp có lương ổn định, được đóng BHXH và đảm bảo an ninh, trật tự. Ngoài ra, xã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH tổ chức đào tạo nghề để người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào công ty, có mức lương đảm bảo. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng tôi mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền huyện có giải pháp phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để người lao động có thể tìm được việc làm tại địa phương.


P.L


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục