(HBĐT) - Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, ngành NN&PTNT đã lồng ghép, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dân tộc, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại các địa phương, thúc đẩy phát triển KT-XH, từng bước phát huy nội lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.


Người dân làng nghề gỗ lũa xã Lâm Sơn (Lương Sơn) duy trì, phát triển nghề góp phần nâng cao thu nhập.   

Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Trong những năm qua, Sở N&PTNT đã bố trí, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện các chính sách; nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình Giảm nghèo bền vững, các nguồn vốn khác có trên địa bàn nhằm thực hiện các nội dung, chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.

Trong công tác cải tạo vườn tạp, dồn điền đổi thửa (DĐĐT), ngành đôn đốc, hỗ trợ các địa phương chủ động thực hiện cải tạo vườn tạp bằng các nguồn vốn lồng ghép. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã cải tạo được trên 4.500 ha vườn tạp các loại. Trong 3 năm (2018 - 2020), toàn tỉnh DĐĐT được 2.057 ha, khoảng 26% số xã thực hiện DĐĐT. Một số huyện triển khai công tác DĐĐT tốt như: Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc… Bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất của các hộ dân, hình thành những vùng sản xuất tập trung, kết hợp xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất.

Triển khai Chương trình Giảm nghèo bền vững, ngành phối hợp Sở LĐ-TB&XH, Ban Dân tộc tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 144.563 triệu đồng. Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó đa số là đồng bào DTTS.

Quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2016 đến nay đã hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp (theo chính sách của Đề án 1956) cho 14.856 người, đạt 41,2% kế hoạch (kế hoạch đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 là 19.200 người). Tổng kinh phí thực hiện 28.030 triệu đồng. Trong đó, lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp 247 lao động; lao động là thành viên của các hợp tác xã, trang trại 414 lao động; lao động thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn 14.195 lao động; lao dộng thuộc diện dân tộc thiểu số 13.888 lao động. Qua học nghề giúp các hộ nông dân đáp ứng được yêu cầu về thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập bình quân từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng lên 2,5 - 3,8 triệu đồng/người/tháng. Năng suất trên đơn vị diện tích được cải thiện đáng kể do áp dụng biện pháp, kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây giống, con giống…; năng suất cây trồng bình quân tăng từ 45 tạ/ha lên 55 tạ/ha. Hầu hết các loại sản phẩm đều được nâng cao về giá trị như các giống lúa mới (giống lúa Thái Bình) có năng suất, chất lượng gạo ngon từ 12.000 đồng/kg lên 18.000/kg, gà từ 90.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, cá dầm xanh, cá bỗng từ 150.000 - 200.000 đồng/kg…Từ chỗ sản xuất thuần nông, nuôi trồng đơn giản, bà con nông dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, chọn các loại cây trồng có năng suất, giá trị cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (7 làng nghề truyền thống, 4 làng nghề). Sau khi được công nhận, mỗi làng nghề được hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng để duy trì, bảo tồn và phát triển, đã hỗ trợ 8 làng nghề, làng nghề truyền thống với tổng kinh phí 400 triệu đồng. Hỗ trợ 9 làng nghề, làng nghề truyền thống về cải tiến máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý môi trường, tổng kinh phí 2.700 triệu đồng (300 triệu đồng/làng nghề). Tham gia làng nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống có 804 hộ làm nghề và hơn 1.100 lao động, đã đào tạo trên 1.000 lao động là người dân nông thôn tham gia sản xuất tại các cơ sở ngành nghề, làng nghề. Các làng nghề đã sản xuất được một số loại sản phẩm đặc trưng, bản sắc gồm: nhóm sản phẩm thêu dệt thổ cẩm dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc; gỗ lũa, chế tác đá cảnh ở huyện Lương Sơn, Lạc Thủy; nghề nấu rượu ở huyện Yên Thủy, Mai Châu..., góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Với việc phối hợp triển khai đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nguồn vốn được lồng ghép sử dụng có hiệu quả để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thôn, bản, nâng cao đời sống người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn.

V.H

Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục