(HBĐT) - Không phải lúa, không phải ngô hay bất cứ loại cây màu nào khác mà con đường làm giàu của anh Lường Văn Sương ở xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) lại được bắt đầu từ việc trồng... cỏ.

 

 “Khi người trong nhà thấy tôi đề xuất việc chuyển hơn 5 ha đất trồng ngô chuyển sang trồng cỷ, nhiều người giãy nảy cho rằng tôi có vấn đề về thần kinh. Bởi từ xưa đến giờ, ở đây người ta bỏ công, bỏ sức để rẫy cỏ cho cây trồng phát triển chứ có ai lại bỏ ra hàng ha đất màu mỡ cho thu hàng trăm tấn ngô /năm để trồng cỏ. Vậy nên, cả nhà, cả xóm xúm vào phản đối. Có người còn cho rằng tôi đang bị ma làm nên cứ nhỏ to thì thầm với người nhà mời thầy về cúng giải trừ tà ma...” Câu chuyện về việc chuyển đổi mô hình sản xuất được anh Lường Văn Sương bắt đầu  đầy hài hước và vui vẻ như vậy.

 

Anh Lường Văn Sương trao đổi bài học kinh nghiệm của bản thân trong phát triển kinh tế.

 

Ông Lường Văn Muôn (bố đẻ anh Sương) trong khi ngồi chờ con trai đi thăm trại bò trên khu vực thung núi Pà ó về thì chép miệng: “Cả xóm Nà Lốc và cả xã Đồng Chum này chắc chẳng có ai liều như nó. Trước nó nói với gia đình là chuyển đổi mô hình sản xuất như thế này, thế kia. Ban đầu cả nhà, cả xóm chẳng ai tin. Thế nhưng bây giờ thì chúng tôi tin rồi. Việc trồng cỏ của thằng Sương thực sự đem lại hiệu quả. Đem lại sự thay đổi về tư duy sản xuất cũng như đời sống của gia đình tôi và nhiều hộ gia đình trong xóm Nà Lốc này”.

 

Trò chuyện với chúng tôi, anh Lường Văn Sương kể: Trước đây, gia đình tôi vất vả lắm. Thời điểm trước những năm 2000, xã chưa có đường ôtô vào. Thế nên dù được coi là gia đình khá giả nhưng anh em chúng tôi vẫn phải chịu những ngày đói, đứt bữa trong mùa giáp hạt như nhiều hộ dân trong xóm, xã. Cơm chẳng có mà ăn no. Khi ấy, nhà tôi có vài con trâu, bò, tôi đã bàn với mọi người bán bớt đi để mua máy xay xát gạo về phục vụ bà con. Dù vậy, cũng phải đến 2 - 3 năm sau gia đình tôi mới thoát được đói, không bị đứt bữa trong mùa giáp hạt. Khi đó, nhận thấy đường xá khó khăn, sự giao lưu buôn bán với bên ngoài của bà con trong xóm, xã còn nhiều hạn chế nên tôi bàn với gia đình mở cửa hàng tạp hoá phục vụ bà con. Cuộc sống gia đình cũng từng bước đi lên.

 

Do xác định tập trung sản xuất nông nghiệp, đi lên từ chính sản xuất nông nghiệp nên anh Lường Văn Sương vừa làm, vừa tích luỹ, thuê, mua đất để mở rộng diện tích sản xuất. Tuy nhiên, do chỉ độc canh cây ngô trong điều kiện đường xá xa xôi, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, từ năm 2012, anh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới. “Trong quá trình tìm hiểu, tôi thực sự tâm đắc với mô hình trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò của một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Sau khi tính toán, tôi đã chuyển đổi 5 ha đất trồng ngô của gia đình sang trồng cỏ”, anh Sương cho biết.

 

Theo đó, từ một vài con trâu, bò ban đầu, đến nay, tổng đàn trâu, bò của gia đình anh Sương đã phát triển lên đến 150 con. Bình quân mỗi năm sinh sản từ 20 - 40 con. Trong đó, những con trâu, bò cái được giữ lại để tái đàn, còn con đực thì bán thịt. Do có đủ nguồn thức ăn nên đàn trâu, bò của gia đình anh luôn phát triển tốt, có sức kháng chịu dịch bệnh cao, đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi sạch... đã đem lại nguồn thu trên 300 triệu đồng /năm. Không chỉ có vậy, trong quá trình thực hiện mô hình trồng cỏ, nuôi trâu, bò, anh Sương còn tạo điều kiện cho 12 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xóm, xã nuôi rẽ bình quân từ 2 - 4 con. Nhà nào nhiều cũng nhận nuôi từ 5 - 6 con, tuỳ điều kiện về nhân lực và diện tích đất trồng cỏ. Với việc nuôi rẽ như vậy, nếu chăm sóc tốt có nhà được nhận 2 - 3 con trâu, bò/năm. Từ đó nhiều hộ đã từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Thậm chí, có những hộ xây được nhà kiên cố như gia đình các ông: Lường Văn Pện, Xa Văn Lương ở xóm Nà Lốc;  Xa Văn Rón, Xa Văn Sen ở xóm Pà Chè; Xa Văn Hiệu, Xa Văn Sen ở xóm Mới...

 

Ngoài mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò đem lại hiệu quả cao, trong năm 2016, anh Sương đầu tư trồng 10 ha chanh leo theo mô hình sản xuất sạch và ký kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với một công ty chế biến. Chỉ riêng năm đầu tiên cây ra bói đã thu được khoảng 60 tấn quả. Với giá bán bình quân từ 13.000 - 16.000  đồng /kg, gia đình anh có nguồn thu hàng trăm triệu đồng. Dự kiến trong năm 2017, 10 ha chanh leo của gia đình anh cho thu từ 200 - 250 tấn quả. Với giá bán ổn định, anh sẽ có nguồn thu lên đến hàng tỷ đồng.

 

Từ đầu tư trồng chanh leo và chăn nuôi trâu, bò, anh Sương đã tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Trò chuyện với chúng tôi, anh Sương mong muốn tỉnh, huyện có cơ chế, chính sách phù hợp, cùng đồng hành với nhà nông. Có như vậy người dân nông thôn mới yên tâm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao, nhất là ở địa bàn còn nhiều khó khăn như xã Đồng Chum nói riêng và huyện Đà Bắc nói chung.

                     

                                                                  Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục