(HBĐT) - Không chỉ nhiệt tình, năng nổ trong công tác Đoàn, đồng chí Cao Viết Quân, Bí thư Đoàn xã Gia Mô (Tân Lạc) còn là tấm gương sáng về sự cần cù, chịu khó, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 


Không chỉ là thủ lĩnh Đoàn năng nổ, đồng chí Cao Viết Quân, Bí thư Đoàn xã Gia Mô (Tân Lạc) còn là tấm gương sáng về sự cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế. 

Năm 2010, đồng chí Cao Viết Quân tham gia công tác Đoàn với cương vị là Phó Bí thư Đoàn xã. Đến năm 2012, đồng chí được đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã tín nhiệm, bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên xã Gia Mô. Để xây dựng tổ chức Đoàn xứng đáng là cánh tay phải đắc lực của Đảng, cũng như khơi dậy phong trào thanh niên sôi nổi hơn, đồng chí Quân đã không ngừng học hỏi, luôn nhiệt tình, chủ động, sáng tạo. Nhờ đó, phong trào thanh niên ở xã vùng sâu còn nhiều khó khăn này vẫn duy trì được "lửa”, mặc dù số lượng ĐVTN đi làm ăn xa ngày càng phổ biến. Phát huy vai trò xung kích trong phong trào xây dựng NTM, tuổi trẻ xã Gia Mô đã ghi đậm dấu ấn, đặc biệt trong thực hiện tiêu chí về môi trường.

Theo chia sẻ của đồng chí Quân, năm 2019, với sự hỗ trợ của đoàn sinh viên tình nguyện trường Đại học Xây dựng, ĐVTN xã đã xây dựng được 6 lò đốt rác tại các khu dân cư. Ngoài ra, ĐVTN cũng thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải trong "Ngày thứ Bảy tình nguyện” và "Ngày Chủ nhật xanh”. Với những nỗ lực đó không chỉ góp phần giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, mà còn nâng cao ý thức của ĐVTN, người dân địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng NTM. Với những kết quả đã đạt được, đồng chí Cao Viết Quân, cũng như Đoàn xã Gia Mô đã được T.Ư Đoàn, Tỉnh Đoàn tặng bằng khen.

Không chỉ năng nổ, sáng tạo trong công tác Đoàn, đồng chí Bí thư Đoàn xã Gia Mô còn là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó để phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất của quê hương. Trong đó, mô hình nuôi trâu, bò sinh sản và trồng cây ăn quả đang đem lại hiệu quả thiết thực. Đồng chí Quân chia sẻ: "Trước đây, đồi đất của gia đình chỉ trồng ngô, sắn, nên giá trị kinh tế không cao. Tôi bàn bạc với gia đình quyết định chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có múi, hiện cây đã bắt đầu bói quả. Đồng thời, tôi cũng xây dựng chuồng trại để chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Hiện nay, gia đình đang nuôi 8 con trâu, 1 con bò. Ngoài ra, tôi còn chuyển đổi hơn 400 m2 đất ruộng trồng lúa sang đào ao thả cá". Với sự cần cù, chịu khó và áp dụng kỹ thuật đã giúp gia đình đồng chí Quân có nguồn thu nhập ổn định gần 200 triệu đồng mỗi năm.

"Ngoài hoạt động công tác Đoàn, vào những ngày nghỉ, tôi tranh thủ thời gian tìm tòi kiến thức về phát triển kinh tế. Đến nay, bước đầu cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Trong thời gian tới, tôi và gia đình sẽ tiếp tục học hỏi thêm, nỗ lực hơn nữa đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó cũng là trách nhiệm của một người làm công tác Đoàn, phải đi đầu, gương mẫu, để tạo động lực cho ĐVTN trên địa bàn xã quyết tâm phát triển kinh tế ở chính mảnh đất quê hương” - đồng chí Cao Viết Quân, Bí thư Đoàn xã Gia Mô chia sẻ thêm. 


Viết Đào

Các tin khác


"Gà Lạc Thủy” - hành trình xây thương hiệu

(HBĐT) - Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà Lạc Thủy” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu "Gà Lạc Thủy” - sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Lạc Thủy.Người dân xã Phú Thành đầu tư nuôi giống gà Lạc Thủy theo quy mô gia trại cho thu nhập cao, ổn định.

Người dân xã Chí Đạo đổi đời nhờ dổi quý

(HBĐT) - Đoàn công tác UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chuyến đến Hòa Bình, trực tiếp đến vùng dổi Chí Đạo (Lạc Sơn) để mục sở thị cách trồng, giá trị, hiệu quả kinh tế của loài cây quý. Thời điểm đoàn đến thăm quan, tìm hiểu mô hình đúng lúc người dân vùng dổi hân hoan đón vụ thu hoạch.

Xây dựng thương hiệu ớt rừng Phú Lương

(HBĐT) - Những trái ớt rừng nhỏ, có vị cay dịu, thơm, giòn đặc trưng của núi rừng Phú Lương (Lạc Sơn) đang được tổ hợp tác (THT) ớt rừng Phú Lương phát triển thành sản phẩm hàng hóa, kỳ vọng sẽ đưa thương hiệu đặc sản của địa phương trụ vững trên thị trường. Năm 2020, Lạc Sơn dự kiến đưa sản phẩm ớt rừng Phú Lương là sản phẩm OCOP của huyện.

Phát triển kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ

(HBĐT) - Là một hội viên phụ nữ năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, không ngừng học hỏi, phấn đấu vươn lên và có ý thức trách nhiệm trong công việc, chị Quách thị Điệp, Trưởng nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) là một tấm gương điển hình trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ.

Hiệu quả chuỗi cam VietGAP ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Nhằm giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong, huyện Cao Phong đã chú trọng triển khai mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP và tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Từ khi triển khai đến nay, chuỗi cam VietGAP đã cho năng suất, chất lượng hơn hẳn so với cam được trồng theo hướng truyền thống.

Sức vóc nông thôn mới ở xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Với sự đồng thuận của người dân, sự chỉ đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tháng 11/2015, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã cán đích nông thôn mới (NTM). Đồng Tâm hôm nay có nhiều khởi sắc với những ngôi nhà san sát, đường bê tông chạy dài trên cánh đồng lúa, vườn cây tốt tươi, chuồng trại kiên cố, đời sống nhân dân ngày càng ấm no.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục