(HBĐT) - Nhìn vào kết quả thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm trên địa bàn tỉnh năm 2017 cho thấy có nhiều chấm sáng nổi bật, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm mang tính chất điển hình. Tuy nhiên, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm luôn là cuộc chiến hết sức cam go cần có sự tiếp sức mới thành công.


Đoàn kiểm tra liên ngành do Ban chỉ đạo 389 tỉnh triệu tập kiểm tra chất lượng, nhãn mác hàng hóa tại siêu thị AP Plaza.

Kết quả đáng ghi nhận

Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm qua, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra và phối hợp kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động SX-KD, các tụ điểm tập kết hàng hóa, kho tàng, bến bãi, các tuyến giao thông trọng điểm trên địa bàn. Theo đó, toàn tỉnh đã kiểm tra được 4.019 cơ sở, xử lý 2.262 vụ, tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng thanh lý trên 47 tỷ đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính hơn 15 tỷ đồng, tiền phạt, truy thu thuế trên 32 tỷ đồng, tiền bán thanh lý hàng tịch thu 197 triệu đồng. Việc kiểm tra, kiểm soát thị trường được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đánh trúng, đúng các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm mang tính chất điển hình như: vụ chiết xuất ga tại Công ty Phúc Khang; vụ phát hiện vận chuyển động vật hoang dã thu 118 cá thể tê tê với trọng lượng 550 kg …

Thành tích trong "cuộc chiến” chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại trong năm qua có sự phối hợp của nhiều ngành, lực lượng. Trong đó, ngành Công Thương đã thực hiện 3.324 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 1.566 hành vi. Tổng tiền phạt và trị giá hàng tịch thu gần 3, 2 tỉ đồng. Công an tỉnh góp sức với việc phát hiện 12 vụ buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu trên 20 m3 gỗ các loại, xử phạt vi phạm hành chính trên 325 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu khoảng 200 triệu đồng; phát hiện, bắt giữ 3 vụ khai thác khoáng sản (cát) trái phép, chuyển xử phạt hành chính 90 triệu đồng; phát hiện 90 đầu mối, vụ việc về buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại. xử phạt hành chính 448,3 triệu đồng, tịch thu hàng hóa trị giá 500 triệu đồng. Lực lượng Kiểm lâm vào cuộc tích cực trong việc ngăn chặn các hành vi buôn bán hàng cấm, theo đó, xử lý 72 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 491,6 đồng, tiền bán thanh lý hàng tịch thu 197,1 triệu đồng, trị giá tang vật tịch thu trong kỳ chưa thanh lý 89.6 triệu đồng; phương tiện tịch thu gồm 15 xe máy và 11 cưa xăng...

Những khó khăn cần được sẻ chia

 Trong bối cảnh tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm trên địa bàn luôn diễn biến phức tạp, lực lượng làm công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý luôn rơi vào thế khó và cần sự trợ giúp. Cái khó chung mà lực lượng công an, kiểm lâm, quản lý thị trường đều gặp phải đó là biên chế của lực lượng thực thi nhiệm vụ mỏng, địa bàn rộng. Công tác nắm bắt thông tin, dự báo tình hình thị trường chưa kịp thời, dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao, nhất là trong lĩnh vực chống hàng giả. Công tác báo cáo, cung cấp thông tin và trao đổi phối hợp trong thực thi nhiệm vụ thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu, chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kho chứa hàng và lò tiêu hủy chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Kinh phí hoạt động còn thiếu, chưa đảm bảo phục vụ công tác, chế độ đãi ngộ cho công chức thấp. ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực thương mại của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa tốt; thậm chí còn có doanh nghiệp, cá nhân có hành vi chống đối hoặc cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan chức năng. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính.



Gian trưng bày hàng thật, hàng giả, hàng cấm được Chi cục Quản lý thị trường tỉnh duy trì trong các kỳ hội chợ nhằm định hướng cho người tiêu dùng.

Đồng chí Lưu Đức Hùng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường TP Hòa Bình cho biết: Thành phố là thị trường sôi động nhất, theo đó hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng vi phạm về nhãn… cũng phổ biến. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý thị trường, Đội Quản lý thị trường thành phố Hòa Bình đã phân công cụ thể từng công chức, kiểm soát viên trong Đội đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bình ổn thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường. Năm 2017, Đội quản lý thị trường thành phố đã tổ chức kiểm tra 696 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 244 vụ. Tổng giá trị tiền phạt và giá trị hàng hóa tịch thu 544,7 triệu đồng. Trong đó phạt vi phạm hành chính 466,9 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 77 triệu đồng. Công tác quản lý, bảo vệ và xử lý các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu về cơ bản đảm bảo nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất để quản lý, bảo vệ tang vật tạm giữ, tịch thu chưa đáp ứng yêu cầu, vì vậy rất khó khăn khi tiến hành tạm giữ, tịch thu các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, các mặt hàng tươi sống, như: khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc tân dược, thuốc bảo vệ thực vật, hoa quả và các sản phẩm tươi sống khác cần điều kiện bảo quản đặc biệt…

Để làm tốt việc kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm trên địa bàn, Đội quản lý thị trường thành phố mong được cấp có thẩm quyền quan tâm trang bị phương tiện, trang thiết bị làm việc. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ cho lực lượng Quản lý thị trường của tỉnh. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm trên địa bàn. 

 

Thúy Hằng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần sự chung tay của cộng đồng

Bùi Văn Dị, Đội QLTT huyện Lạc Sơn

Thị trường huyện Lạc Sơn những năm gần đây tương đối ổn định, hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng năm, Đội Quản lý thị trường huyện Lạc Sơn phối hợp với Ban Chỉ đạo 389, Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, kiểm soát thị trường. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đã lồng ghép tuyên truyền chính sách pháp luật về thương mại, công nghiệp đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Năm qua, Đội QLTT huyện Lạc Sơn đã thực hiện 245 cuộc kiểm tra; xử lý 123 trường hợp với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 141, 2 triệu đồng, tịch thu hàng hoá trị giá 12,7 triệu đồng. Đội đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, áp dụng đúng quy trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt vi phạm hành chính. Mức độ vi phạm không nhiều (nhỏ lẻ), tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, công tác phòng, chống hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa... trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn bởi; hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua giữa các cơ quan chức năng còn chồng chéo dẫn đến nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau (trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng). Lực lượng cán bộ mỏng, kỹ năng, nghiệp vụ còn hạn chế…

Để thực hiện có hiệu quả cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại... bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần lắm sự chung tay, cụ thể hơn là sự phối hợp của các cấp, các ngành và cả nhân dân.

 


 

 

 

 

 

 

 


 


Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục