PGS.TSKH Nguyễn Tác An

PGS.TSKH Nguyễn Tác An

Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TS khoa học Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng, trong vụ Formosa xả độc tố làm cá chết hàng loạt, điều quan trọng nhất là phải tăng cường các giải pháp để khắc phục môi trường biển, hệ sinh thái biển đang bị ảnh hưởng.

 

Tổn thất về tinh thần không bao giờ bù đắp được

Thưa PGS, vụ việc cá chết hàng loạt đã gây ra những khó khăn không thể đong đếm được cho ngư dân miền Trung, đe dọa đến sinh kế từ bao đời nay. Có ý kiến cho rằng những bồi thường về mặt con số không thể khỏa lấp hết được. PGS có ý kiến như thế nào?

Điều quan trọng nhất là cái gì sẽ thay thế cho cái đã mất. Vụ cá chết ở miền Trung gây ra thiệt hại gồm: Vật chất vì mất cá là mất tiền; Thời gian; Mối quan hệ giữa người và người và cuối cùng là Tinh thần. Trong đó, cái mất thứ 4 là cái không bao giờ bù đắp được.

Theo luật, ai gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Điều quan trọng nhất là có biện pháp để buộc thủ phạm phải bồi thường không, vì rất nhiều người chỉ hứa mà không làm. Vấn đề là anh có thật lòng cầu thị để xác định, khắc phục những thiệt hại hay không?

Đấy là về mặt vật chất, còn về mặt mối quan hệ thì phải khắc phục dần theo thời gian. Còn tổn thất về tinh thần thì hầu như không thể bù đắp được.

Theo PGS, trách nhiệm khắc phục hậu quả, tái tạo môi trường biển, tái tạo hệ sinh thái bị ảnh hưởng… sẽ được đặt ra như thế nào đối với Formosa?

Cái này là của cơ quan quản lý Nhà nước, vì chúng ta không tiếp cận được những định lượng thiệt hại về mặt vật chất, về mặt môi trường và các nguyên lý bồi thường. Theo tôi, Nhà nước có trách nhiệm làm trọng tài phân xử việc bồi thường; yêu cầu bồi hoàn, bù đắp những thiệt hại một cách đầy đủ, theo đúng luật pháp, theo đúng nhân tính con người và theo truyền thống.

 

 

Động viên ngư dân kiên trì bám biển

Hòa thượng (HT) Thích Khế Chơn - Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế - chia sẻ quan điểm trên tinh thần Phật giáo: "Ngoài số tiền 500 triệu USD mà Formosa cam kết bồi thường cho Việt Nam, chúng tôi mong mỏi người gây ra điều này phải có một giải pháp bền vững để trợ giúp cho ngư dân khó khăn. Tinh thần từ bi đạo Phật mong họ hãy giúp đỡ cuộc sống cho ngư dân Việt Nam sau thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung do họ gây ra. Khi mở rộng lòng mình chính là đã có sự trợ duyên và xoa dịu nỗi đau cùng con người, nhân loại".

 

                                   Hòa thượng Thích Khế Chơn.

 

Chúng ta đã chấp nhận lời xin lỗi và đền bù cho người dân của Formosa rồi, trong thời gian tiếp theo, chúng ta phải yêu cầu đơn vị đó chấp hành luật bảo vệ môi trường như thế nào để tránh những sự cố tương tự?

Điều quan trọng là chúng ta phải yêu cầu họ bảo vệ môi trường biển lâu dài về sau và phải tuân thủ tuyệt đối chính sách bảo vệ môi trường mà nhà nước Việt Nam quy định.

Chúng ta yêu cầu họ phải có tinh thần tôn trọng và bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển của Việt Nam nói riêng. Quan trọng là phải tìm ra một giải pháp thích hợp để vừa sản xuất tốt đẹp vừa không đem lại những tác hại cho môi trường sống, môi trường biển.

Đã tiếp xúc nhiều với các phật tử là ngư dân, HT có lời nhắn nhủ nào cho các ngư dân sẽ tiếp tục bám biển trong thời gian tới?

Trong số đồng bào ngư dân ở Huế và miền Trung thì đa số là tín đồ Phật giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua thường xuyên kêu gọi các phật tử là ngư dân cố gắng trở lại nếp sinh hoạt bình thường. Các thầy trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo đã thực hiện nhiều chuyến thăm hỏi, trao quà cho ngư dân gặp khó khăn theo tinh thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chúng tôi khi gặp mọi người đều hay khuyến khích, động viên các ngư dân hãy bám biển. Điều này sẽ tạo cho ngư dân vừa sản xuất đảm bảo cuộc sống kinh tế cho gia đình, góp phần phồn vinh giàu mạnh cho đất nước, đồng thời vừa bảo vệ được biên giới biển Việt Nam. Đây là một đóng góp thiết thực để giữ gìn bờ cõi Việt Nam thân yêu.

 

 

                                                                                

                                                                         TheoDantri

Các tin khác

Mưa lớn kéo dài gây ngập nhiều nơi trên địa bàn TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Ngư dân xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sửa sang thuyền để chuẩn bị trở lại đánh bắt - Ảnh: Văn Định
Các hộ gia đình  thôn Chéo Vòng,  xã Lạc Long (Lạc Thủy) tự xây hố, đổ rác  tập trung để đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường.
Quang cảnh buổi họp báo

Thị trấn Mai Châu tập trung phát triển không gian đô thị

(HBĐT) - Thị trấn Mai Châu (Mai Châu) có không gian tương đối nhỏ hẹp, phần nào dẫn đến hạn chế phát triển KT-XH. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của huyện trong những năm tới là mở rộng không gian khu vực thị trấn, xứng tầm là trung tâm của huyện. Tháng 5/2016, huyện Mai Châu đã công bố quyết định phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Mai Châu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

Kiên quyết đình chỉ cơ sở không an toàn phòng cháy, chữa cháy

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, ngành liên quan trong thời gian tới phải xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Huyện Lạc Sơn dành 8,5 tỷ đồng cứng hóa đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - 6 tháng qua, bằng các nguồn vốn, huyện Lạc Sơn đã cứng hóa được 2 km đường láng nhựa, 14 km đường bê tông xi măng, nâng tổng số km đã cứng hóa lên 496,82/2.122,26 km, bằng 24%.

Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Sáng 29/6, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học tỉnh.

Thanh Nông phấn đấu sớm về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Thanh Nông là xã điểm NTM của huyện Lạc Thuỷ. Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Công tác tuyên truyền được thực hiện hiệu quả đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng được phát huy qua việc góp ý phản biện và quyết định trong hầu hết các nội dung xây dựng NTM từ quy hoạch, đề án đến xây dựng công trình...

Ứng dụng KHCN phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, KHCN đã tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được cải thiện. Năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên. Đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng KHCN góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng NTM của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục