(HBĐT) - Chiều 27/11, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc để nghe báo cáo về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và thành phố Hòa Bình.


Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 03/8/2011, góp phần huy động các nguồn lực phát triển thành phố theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày một tốt hơn cho sự phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển và xu thế hội nhập của đất nước, nhiều vấn đề cơ bản của Quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2011 không còn phù hợp. Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035 do Viện quy hoạch và đô thị nông thôn Quốc gia lập tháng 7/2017. Đồ án cập nhật các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch như: Dự án khu công nghiệp Bờ trái, dự án nhà máy xử lý nước thải, dự án trường Cao đẳng nghề Hòa Bình, dự án trường nghề Trần Phú, dự án bệnh viện nội tiết, dự án khu dân cư Đồng Xạ, khu dân cư Thịnh Lang, khu dân cư đường Trương Hán Siêu; cập nhật 3 dự án cụm công nghiệp 1 Yên Hòa và cụm công nghiệp 2 xóm My, cụm công nghiệp 3 Chăm Mát - Dân Chủ... Đồ án mới nhằm phát huy các giá trị, lợi thế tài nguyên du lịch trên địa bàn. Bảo tồn và phát huy giá trị các điểm dân cư còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu về kiến trúc, phong tục lối sống dân tộc Dao tại xóm Đồng Chụa, dân tộc Mường tại xóm Trụ. Hoạch định rõ các phân vùng chức năng quản lý phát triển. Hệ thống hóa các khu vực trọng tâm, khu vực cửa ngõ, các tuyến trục cảnh quan chính, quảng trường, điểm nhấn đô thị...


 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc

Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035. Một số đại biểu cho rằng để đảm bảo tính khoa học, các bảng, biểu đề nghị đánh số thứ tự và bổ sung danh mục bảng biểu; đề nghị bổ sung thực hiện các quy hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch cụ thể cảnh quan 2 bên bờ sông Đà; xem xét về nút giao đầu thành phố; điều chỉnh hiện trạng đất; cần tính đến nguồn lực khi tổ chức thực hiện đồ án.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hòa Bình đến năm 2035 nhằm xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình. Vì vậy Đồ án cần đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển KT-XH văn hóa, không gian đô thị, kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố; làm cơ sở để chính quyền địa phương và các tổ chức, đơn vị triển khai quy hoạch phân khu, lập các dự án đầu tư xây dựng, là công cụ pháp lý để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển của thành phố theo quy hoạch được duyệt. Đối với những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao bộ phận tổng hợp tiếp thu và chỉnh sửa đồ án cho phù hợp./.

Lê Chung

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục