(HBĐT) - Bất an, lo lắng là tâm trạng chung của 41 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Cứ khi trời mưa, từ người già tới trẻ nhỏ lại sẵn sàng tư trang di dời để đảm bảo an toàn tính mạng.




UBND xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thường xuyên chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với cơ sở khảo sát khu vực đồi Lủ Thao. 

       Mùa mưa năm 2020, do các đợt mưa lớn kéo dài, tại đồi Lủ Thao đã xuất hiện các điểm xung yếu với những rãnh sụt trượt dài khoảng 200 m, độ rộng của rãnh sụt từ 30 - 70 cm, bề rộng của khu vực có các rãnh sụt khoảng 50 - 60 m, nguy cơ sạt lở rất lớn, đe dọa an toàn tính mạng của các hộ sinh sống dưới chân đồi. Khu vực có nguy cơ sạt lở diện tích khoảng 12 ha, trong đó khoảng 8.000 m2 nguy cơ sạt lở rất cao, thuộc phần diện tích Công ty CP tư vấn và đầu tư đô thị Hòa Bình đề xuất mở rộng dự án. Năm 2020, UBND huyện Lương Sơn khẩn cấp sơ tán 37 hộ, với 165 nhân khẩu tại xóm Rổng Vòng do không đảm bảo an toàn. Năm 2021, UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND xã Lâm Sơn phối hợp Công ty CP tư vấn và đầu tư đô thị Hòa Bình (đơn vị triển khai dự án đô thị sinh thái tại khu vực đồi Lủ Thao) khảo sát địa chất khu vực có nguy cơ sạt lở, xây dựng phương án xử lý sạt lở. Tuy nhiên, vẫn chưa có phương án, giải pháp cụ thể để chống sạt lở, nguy hiểm luôn rình rập cuộc sống người dân khu vực chân đồi Lủ Thao. Trước thực tế đó, mùa mưa năm 2021, UBND huyện Lương Sơn thực hiện phương án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở.

       Từ tháng giữa tháng 6 - 10/2021, 41 hộ dân xóm Rổng Vòng dưới chân đồi Lủ Thao phải trải qua 5 đợt sơ tán tạm thời để đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở. Mặc dù được hỗ trợ của các cấp, các ngành, song những ngày thực hiện sơ tán tạm thời là những ngày khó khăn, vất vả đối với người dân. Việc di dời ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, sản xuất nông nghiệp bị ngưng trệ; trẻ nhỏ lạ nhà khóc quấy nên thường xuyên ốm đau. Từ đó đến nay, mỗi khi trời mưa, các hộ dân có nguy cơ chịu ảnh hưởng của sạt lở luôn thấp thỏm, lo lắng.

       Anh Nguyễn Quang Nam chia sẻ: Gia đình tôi là một trong những hộ nằm trong khu vực nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của sạt lở. Do đó, cứ khi trời mưa là tất cả thành viên trong gia đình sẵn sàng di dời. Chúng tôi chỉ mang những đồ dùng thiết yếu như quần áo, thực phẩm, thuốc men. Trời mưa là cả nhà thức trắng ngóng lên đồi Lủ Thao theo dõi diễn biến của những rãnh sụt.

       Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết, Bí thư chi bộ xóm Rổng Vòng cho biết: Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, hội nghị làm việc với cấp ủy, chính quyền xã, người dân và lãnh đạo xóm Rổng Vòng đều đề xuất các cấp, ngành vào cuộc thực hiện biện pháp kè chống sạt lở. Đa số các hộ nằm trong nguy cơ bị chịu ảnh hưởng của sạt lở đã quá mệt mỏi với những chuyến di dời khi trời mưa. Các hộ dân không dám phát triển sản xuất như tái đàn lợn, tái đàn gà vì sợ khi trời mưa di dời không mang theo được sẽ trắng tay.

       Đồng chí Lê Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn cho biết: Để đảm bảo an toàn cho 41 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đồi Lủ Thao, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện đã lắp camera giám sát theo dõi thường xuyên; cắm cờ, cắm biển cảnh báo nâng cao cảnh giác cho người dân. Theo kế hoạch, dự án kè phòng chống sạt lở Công ty CP tư vấn và đầu tư đô thị Hòa Bình phải thực hiện xong trong năm 2022, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại công ty chưa thực hiện được dự án. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão năm nay, BCH PCTT&TKCN xã tiếp tục xây dựng phương án sơ tán các hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở. Trong đó số hộ nằm ngay sát chân đồi, có nguy cơ cao là 15 hộ, với 70 nhân khẩu; số hộ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nguy cơ sạt lở đất khu vực đồi Lủ Thao là 26 hộ, với 121 nhân khẩu. 

       Bên cạnh đó, BCH PCTT&TKCN xã Lâm Sơn tích cực tuyên truyền, vận động bà con chủ động nắm tình hình thời tiết để sẵn sàng ứng phó. Xã sẵn sàng lực lượng hỗ trợ bà con di dời; chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết; huy động đội ngũ y tế khám, chữa bệnh đảm bảo sức khỏe cho người dân. Về lâu dài, chính quyền xã Lâm Sơn và người dân mong muốn đẩy nhanh thực hiện việc kè chống sạt lở đảm bảo an toàn cho người dân.

Thu Thủy

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục