Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương, tổ chức, các chuyên gia để xây dựng Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.


Đa dạng các loài chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh tư liệu: Thùy Dung/TTXVN

Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Dương Thanh An cho biết, Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia nhằm định hướng việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong thời gian tới; bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Dự thảo Báo cáo Quy hoạch được xây dựng với quan điểm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đa dạng sinh học và pháp luật khác có liên quan; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nhằm giảm tối đa mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững. Dự thảo cũng tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có; áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sẽ tiến hành quy hoạch 258 khu bảo tồn, 100 cơ sở bảo tồn, 8 hành lang đa dạng sinh học, 32 khu vực đa dạng sinh học cao, 28 cảnh quan sinh thái quan trọng, 40 vùng đất ngập nước quan trọng. Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sẽ tập trung vào các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; cơ chế, chính sách; khoa học và công nghệ; tài chính, đầu tư; đào tạo, tăng cường năng lực; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Từ nay đến năm 2030, Dự thảo Báo cáo Quy hoạch đặt mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền đạt tương đương 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; duy trì và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổng số cơ sở bảo tồn đạt 61 cơ sở với các loại hình: vườn thực vật, vườn cây thuốc, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, ngân hàng gen.

Dự thảo cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 củng cố và phát triển hệ thống hành lang đa dạng sinh học nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật; tổng số hành lang đa dạng sinh học đạt 12 hành lang; thành lập mới hệ thống các khu vực đa dạng sinh học cao, hệ thống các khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng tại các vùng sinh thái trên phạm vi toàn quốc.

Với tầm nhìn dài hạn, Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Đặc biệt, đến năm 2050, quy hoạch sẽ bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15; bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng tự nhiên với diện tích gần 9 triệu ha; phục hồi, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái rừng với diện tích hơn 3,3 triệu ha, bao gồm hệ sinh thái thủy vực (diện tích 1.230.830 ha) và hệ sinh thái trảng cỏ - cây bụi (diện tích 2.126.075 ha).

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục