Khu xử lý và chôn lấp rác thải của thành phố vẫn nằm im lìm...

Khu xử lý và chôn lấp rác thải của thành phố vẫn nằm im lìm...

(HBĐT) - Trong thời gian gần đây, nơi chôn lấp và xử lý rác thải của TPHB đã trở nên bức xúc, gây nhiều nhức nhối trên địa bàn. Nguyên nhân là do bãi chôn, lấp rác tạm thời đã quá tải so với lượng rác hàng ngày được đưa đến đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xunh quanh.

 

Trong khi đó, khu xử lý rác thải mới của thành phố được đầu tư xây dựng với quy mô hơn 20 tỷ đồng tại xã Yên Mông đã hoàn thành xong giai đoạn I năm 2009 nhưng đến nay đã gần 3 năm mà dự án vẫn bỏ hoang, không hoạt động được, đang có nguy cơ xuống cấp, gây lãng phí.

 

Đồng chí Lê Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND TPHB cho biết: Đến nay, UBND thành phố đã tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh của nhân dân về lượng rác thải hàng ngày vẫn đổ rác tại bãi rác tạm ở cạnh dốc Búng, phường Tân Hòa do đã quá tải. Trong thời gian tới, thành phố đang tiến hành các phương pháp xử lý để giảm tải lượng rác hàng ngày đổ tại dốc Búng. Bên cạnh đó, việc thành phố đã xây dựng xong khu xử lý rác thải tại xã Yên Mông để giảm tải cho bãi rác tại dốc Búng đã hoàn thành xong giai đoạn I nhưng do người dân sống quanh khu xử lý rác tại xã Yên Mông ngăn cản không cho đổ rác vào bãi mới và khu đổ rác hoàn thành đã lâu, không đưa vào sử dụng, các công trình như khu xử lý rác, bãi chứa rác, nhà điều hành, nhà làm việc, đường, điện bị bỏ hoang và đang có nguy cơ xuống cấp trầm trọng. Hiện nay, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã đồng ý để thành phố xây dựng khu tái định cư rộng gần 7 ha ở nơi mới. Tuy nhiên, đây lại là đất lúa nên phải chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Hơn nữa, việc xây khu tái định cư mới cho khoảng 200 hộ dân của 3 xóm gần bãi rác rất khó khăn do thành phố không đủ kinh phí. Muốn xây dựng khu tái định cư, GPMB, bảo đảm đời sống của các hộ dân  phải cần một nguồn vốn khá lớn, điều này nằm ngoài tầm tay của thành phố, trong khi đó ngân sách của tỉnh có hạn.

 

Được biết, lượng rác thải của thành phố được tập kết ở dốc Tức, phường Hữu Nghị. Khi tại địa điểm này không còn đủ chứa rác, thành phố đã xây dựng bãi rác tạm tại dốc Búng, phường Tân Hòa với quy mô 1 ha, đưa vào sử dụng từ đầu quý II/2004 đến năm 2006 đã lấp đầy. Từ đó đến nay, lượng rác thải của thành phố vẫn tiếp tục đổ tại dốc Búng. Hiện nay, rác tại dốc Búng đã chất cao, hơn mặt đường tới cả chục mét. Núi rác khổng lồ này đang phân hủy, mùi hôi lan tỏa, ruồi nhặng bâu kín, nước rác đặc quánh đen ngòm tạo thành dòng chảy và thẩm thấu xuống đất chảy ra sông Đà. Khu chứa rác duy nhất này của thành phố không có hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hố ga cũng như tường xây chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống người dân. Nhằm cải thiện tình trạng quá tải cho bãi rác dốc Búng, thành phố đã tiến hành xây dựng khu xử lý và chôn lấp rác thải tại xã Yên Mông rộng khoảng 20 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn I trên 20 tỷ đồng, dự kiến có thể hoạt động trong vòng 20 năm, đã hoàn thành xong giai đoạn I trong tháng 9/2009. Thế nhưng từ đó đến nay đã gần 3 năm, khu xử lý và chôn lấp rác xã Yên Mông chưa thể đi vào hoạt động do khiếu kiện của người dân. Một số hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng đã ngăn cản, không cho xe rác vào tập kết.

 

Ông Hà Văn Phi, Bí thư Đảng uỷ xã Yên Mông cho biết: Đối chiếu theo văn bản của Nhà nước, trước đây, phạm vi ảnh hưởng tại khu xử lý rác mới của thành phố nằm trong diện được đền bù có bán kính 300 m có khoảng 20 hộ dân bị ảnh hưởng. Nhưng theo quy định mới của Bộ TN&MT, nếu di dời các hộ dân trong vòng bán kính 500 m từ bãi rác đi nơi khác, số hộ dân bị ảnh hưởng có thể khoảng trên 200 hộ của 3 xóm: Trường Yên, Mỵ, Tân cần phải di dời. Trong đó có số hộ dân tại xóm Trường Yên cũng đã nhận tiền đền bù nhưng chưa di dời. Đến nay khu xử lý và chôn lấp rác thải trên vẫn im lìm đóng cửa, tiền vốn đầu tư của Nhà nước đang bị lãng phí, công trình ngày càng xuống cấp. Trong khi người dân một số khu vực thuộc phường Tân Hòa hàng ngày vẫn sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để giải quyết nghịch lý này, thành phố và các ngành chức năng của tỉnh cần sớm có giải pháp tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để đưa khu vực xử lý, chôn lấp rác thải tại Yên Mông đi vào sử dụng có hiệu quả.

 

                                                                                               P.V

 

Các tin khác

Lực lượng dân quân, y tế xã diễn tập cứu nạn tại bai Rộc, xóm Mu (Ngọc Mỹ).
Hội viên phụ nữ xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm chỉ, cần mẫn với công việc đồng áng; thực hiện hiệu quả tiêu chí “ không đói nghèo” trong CVĐ “5 không, 3 sạch”.
Nhiều đơn vị tại xã Đồng Bảng (Mai Châu) tăng cường bảo vệ môi trường xung quanh KDC khi nổ mìn và khai thác đá.
Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) kiểm tra, xác định mật độ rầy trên lúa để kịp thời áp dụng các biện pháp diệt trừ.

Thành phố Hòa Bình phát hiện sớm, xử lý kịp thời sâu bệnh

(HBĐT) - Từ ngày 26/8 trở đi, mật độ sâu bệnh trên diện tích lúa vụ mùa ở vào thời kỳ cao điểm. Theo ông Phạm Bá Tuân, Trưởng trạm BVTV thành phố Hòa Bình, tập đoàn rầy và sâu cuốn lá nhỏ sẽ gây hại diện rộng trên đồng ruộng. Trước tình hình sâu bệnh, trạm đã tham mưu cho UBND thành phố có hướng chỉ đạo phòng trừ.

Kim Bôi: Tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông

(HBĐT) - Ngày 29/8, huyện Kim Bôi đã tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông - khuyến lâm. Dự hội nghị có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và các khuyến nông viên các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Lạc Thủy: Kiểm tra hoạt động kinh doanh của cơ sở TACN trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 27/8, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm thủy sản phối hợp với các đơn vị chức năng huyện Lạc Thủy gồm Phòng NN&PTNT, đội QLTT số 9, Công an huyện tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở TACN trên địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án sửa chữa hồ Vưng

(HBĐT) - Hồ Vưng ở xóm Đồi Bưng, xã Đông Lai (Tân Lạc) được xây dựng từ hàng chục năm nay. Đến khoảng năm 1997, thân đập đã được xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật. Với dung tích thiết kế trên 2 triệu m3, đỉnh cao mặt thân đập hồ là cos 22 m, hồ Vưng là một trong những hồ chứa nước trọng điểm ở huyện Tân Lạc, cung cấp nguồn nước tưới cho gần 500 ha đất canh tác của các xã Đông Lai, Thanh Hối, Ngọc Mỹ, trong đó có hơn 100 ha 2 vụ lúa ở xã Đông Lai.

Lương Sơn: Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 8 dự án.

(HBĐT) - UBND huyện Lương Sơn đang tiến hành thẩm tra hồ sơ các doanh nghiệp có dự án thu hồi đất trên địa bàn, đến hết tháng 8, đã thẩm định và trình phê duyệt dự toán, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 8 dự án.

Hợp Thành: Ngăn chặn kịp thời dịch sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) gieo cấy lúa đạt 100% kế hoạch với khoảng 180 ha. Đến thời điểm này, diễn biến sâu bệnh trên lúa mùa tương đối ổn định, diện tích trà sớm bắt đầu trỗ bông – phơi màu, trà chính vụ phân hóa đòng – ôm đòng, cây lúa đang phát triển tốt. Có được kết quả này là do các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa đã phát huy tác dụng. Đặc biệt vừa qua, xã đã ngăn chặn kịp thời dịch sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục